11:38 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

MENU

Liên Kết

Trang nhất » Tin Tức » THÔNG TIN TUYỂN SINH » Sau Đại Học

Tuyển sinh sau đại học năm 2014

Thứ năm - 19/06/2014 10:50
I. Chuyên ngành tuyển sinh
1. Tuyển Nghiên cứu sinh:
- Chuyên ngành: Y tế Công cộng Mã số: 62. 72. 76.  01
- Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 62. 72. 01.35
1. 1. Hình thức và thời gian đào tạo
- Thí sinh có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành: Học tập trung 3 năm
- Thí sinh có bằng Bác sĩ: Học tập trung 4-5 năm
1.2. Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn dự thi
1.2.1. Phần chung
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Các đối tượng ngoài biên chế Nhà nước, muốn tham gia học tập phải có đơn xin tự túc kinh phí.
- Có đủ sức khoẻ (theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế, ĐH-THCN và dạy nghề số 10/TTLB ngày 18/8/1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/5/1990 của Bộ GD&ĐT).
1.2.2. Cụ thể:
- Đối với nghiên cứu sinh chuyên ngành Y tế công cộng:
+ Thí sinh có bằng tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng hệ chính quy loại khá trở lên. Thí sinh phải có ít nhất 02 bài báo phù hợp hướng nghiên cứu; Thí sinh phải có 02 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Thí sinh có bằng Thạc sĩ Y tế Công cộng hoặc bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần (Y học Dự phòng, Dinh dưỡng cộng đồng, Sức khoẻ môi trường) đã qua bổ sung kiến thức chuyên ngành theo quy chế đào tạo trước khi dự thi tuyển, có ít nhất 01 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu.
+ Thí sinh có bằng bác sỹ chuyên khoa cấp II phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, có ít nhất 02 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu.
- Đối với nghiên cứu sinh chuyên ngành Nhi khoa:
+ Thí sinh có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành, có ít nhất 01 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu.
+Thí sinh chưa có bằng thạc sĩ chuyên ngành Nhi phải có bằng tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa loại khá trở lên và có chứng chỉ định hướng chuyên ngành nhi, có thâm niên công tác trong chuyên ngành tối thiểu 2 năm. Thí sinh phải có ít nhất 02 bài báo phù hợp hướng nghiên cứu;
+ Thí sinh có bằng bác sỹ chuyên khoa cấp II phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, có ít nhất 02 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu.
1.3. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển
1.3.1. Có một bài luận về dự định nghiên cứu, dài 3 - 4 trang, gồm những nội dung chính sau:
- Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
- Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh
- Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo
- Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn
- Kinh nghiệm về nghiên cứu, về thực tế, hoạt động xã hội và ngoại khoá khác; kiến thức, sự hiểu biết và những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề dự định nghiên cứu.
- Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp.
- Đề xuất người hướng dẫn trên cơ sở đồng thuận bằng văn bản của người được đề xuất.
1.3.2. Có hai thư giới thiệu
- Hoặc của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hay học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành;
- Hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hay học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người đăng ký dự tuyển.
Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể: phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp; năng lực hoạt động chuyên môn; phương pháp làm việc; khả năng nghiên cứu; khả năng làm việc theo nhóm; điểm mạnh và điểm yếu của người dự tuyển; triển vọng phát triển về chuyên môn; những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
1.3.3. Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau:
a) Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1 quy định tại Phụ lục IIIa, với dạng thức và yêu cầu đề kiểm tra ngoại ngữ quy định tại Phụ lục IIIb;
b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài;
c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ
2.3.4. Được cơ quan quản lý nhân sự giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ.
2.3.5. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo qui định của cơ sở đào tạo.
2.3.6. Riêng thí sinh có bằng tốt nghiệp là bác sĩ phải kiểm tra đầu vào, theo quy định của nhà trường, ngoài những yêu cầu trên.
1.4. Quy trình xét tuyển
- Thí sinh được phỏng vấn trình độ chuyên môn, thẩm định trình độ ngoại ngữ và bảo vệ bài luận trước tiểu ban chuyên môn.
- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung: kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ; thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; chất lượng bài luận; điểm công trình khoa học (qua các bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học, báo cáo khoa học được đăng trong trong tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học quốc gia/quốc tế và được xuất bản bởi các nhà xuất bản).
- Riêng thí sinh có bằng tốt nghiệp là bác sĩ chỉ được tham gia xét tuyển khi kiểm tra đầu vào đạt yêu cầu.
1.5. Hồ sơ dự tuyển
- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu)
- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan cử đi học)
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan cử đi học)
- Bản sao giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ
- Đơn xin tự túc kinh phí nếu không thuộc biên chế nhà nước.
- Giấy chứng nhận thâm niên công tác trong chuyên ngành dự thi của cơ quan chủ quản có thẩm quyền quyết định nhân sự.
- Bản sao hợp lệ (có công chứng) bằng tốt nghiệp đại học, cao học, chuyên khoa cấp II; bảng điểm học đại học, cao học, CKII tuỳ theo từng đối tượng dự thi.
- Bản sao hợp lệ (có công chứng) các bằng và chứng chỉ ngoại ngữ
- Bài luận về dự định nghiên cứu
- Hai thư giới thiệu
- Quyết định hoặc công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý nhân sự cho phép đi học
- Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố (trang bìa, mục lục, toàn văn bài báo)
- 03 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm (có ghi họ, tên và ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh); hai phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận.
2- Cao học: ( Nội, Ngoại, Nhi, Y tế công cộng,  Y học biển)
1.1 Điều kiện dự thi:
* Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành Y, có thâm niên công tác trong chuyên ngành dự thi từ  2 năm trở lên.
* Đối với các thí sinh tốt nghiệp đại học Y chính quy, đúng chuyên ngành, đạt từ loại khá trở lên được dự thi tuyển ngay.
* Các thí sinh dự thi là cán bộ của các cơ sở Y tế Nhà nước, phải được cơ quan chủ quản đồng ý cử đi dự thi Cao học.
* Các thí sinh làm việc trong  các cơ sở Y tế khác được dự thi và phải đóng kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
* Đối với thí sinh dự thi Cao học Y tế công cộng có bằng  tốt nghiệp đại học các ngành môi trường, sinh học, dân số, kinh tế, xã hội học, nhân học, điều dưỡng phải có chứng chỉ chuyên  khoa định hướng Y tế công cộng và có thâm niên công tác trong ngành y tế hoặc ngành quản lý sức khỏe từ 2 năm trở lên.
1.2. Môn thi tuyển:
* Môn Toán thống kê (chương trình đào tạo bác sĩ ).
* Môn Ngoại ngữ: Thi 1 trong 2 thứ tiếng  (Anh,  Pháp )  trình  độ B.
* Môn cơ sở:
+ Môn Sinh lí cho hệ Nội, Y học biển, môn Giải phẫu cho hệ Ngoại (chương trình đào tạo bác sĩ).
+ Cao học Y tế công cộng thi môn: Vệ sinh môi trường, Dịch tễ học (chương trình đào tạo bác sĩ).
 2- Chuyên khoa cấp II các chuyên ngành:
+ Nội hụ hấp                                                + Quản lý y tế                                   + Ngoại khoa
+ Nội tim mạch                                           +Nhi thận tiết niệu                           + Nhi khoa
+ Ngoại chấn thương chỉnh hình           + Sản - phụ khoa                             + Nội khoa
+ Ngoại tiêu hóa                                         + Nhi hụ hấp
2.1- Điều kiện dự thi:   
* Thí sinh có bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I đúng chuyên ngành và có thâm niên công tác 6 năm trong chuyên ngành dự thi (không kể thời gian học chuyên khoa I).
* Thí sinh có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành và có thâm niên công tác 6 năm trong chuyên ngành dự thi tính từ khi tốt nghiệp thạc sĩ (không kể thời gian học thạc sĩ).
* Thí sinh là  bác sĩ  Nội trú có thâm niên công tác từ 3  năm trở lên trong chuyên  ngành  dự thi.
* Các thí sinh dự thi là cán bộ của các cơ sở Y tế Nhà nước, phải được cơ quan chủ quản đồng ý cử đi dự thi.       
* Thí sinh có bằng chuyên khoa cấp I Lao & bệnh phổi được dự thi chuyên ngành Nội hô hấp.
* Các thí sinh làm việc trong các cơ sở Y tế khác được dự thi và phải đóng kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
2.2- Môn thi tuyển:
* Môn chuyên ngành: theo ngành dự thi (trình độ chuyên khoa cấp I).
* Môn Ngoại ngữ ( trình độ B/ có phần chuyên Y ).
3- Chuyên khoa cấp I các chuyên ngành:
+ Nội khoa                               + Hóa sinh                     + Răng Hàm Mặt                            
+ Ngoại khoa                          + Y tế công cộng          + Mắt        
+ Sản phụ khoa                     + Y học gia đình            + Chẩn đoán hình ảnh                 
   + Nhi khoa                           + Tai Mũi Họng               +
Lao & Bệnh phổi
+ Y học cổ truyền                 + Ung bướu                    + Tâm thần                  
3.1- Điều kiện dự thi:
* Các bác sĩ tốt nghiệp đại học Y ( đối với chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Y học cổ truyền phải có chứng chỉ chuyên khoa định hướng) có biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan nhà nước và có thâm niên công tác trong chuyên ngành dự tuyển ít nhất 12 tháng.
* Tuổi đời không quá 45 đối với nữ và không quá 50 đối với nam, có đủ sức khỏe để học tập
* Lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
* Được cơ quan nơi công tác cử đi học
* Các bác sĩ làm việc trong các cơ sở Y tế khác được dự thi và  phải đóng kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
3.2-Môn thi tuyển:
* Môn cơ sở:      
+ Sinh lí cho hệ Nội.
+ Giải phẫu cho hệ Ngoại & Chẩn đoán hình ảnh
+ Giải phẫu bệnh cho chuyên khoa I Ung bướu
+ Dịch tễ học cơ sở cho chuyên ngành Y tế công cộng.
+ Sinh học - di truyền cho chuyên ngành Hóa sinh.     
* Môn chuyên ngành:
+Theo ngành dự thi (chương trình đào tạo bác sĩ ).
+ Riêng chuyên khoa cấp I  Y học gia đình thi tuyển  4 môn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi
4- Bác sĩ nội trú: ( Nội, Nhi, Ngoại, Sản)
4.1. Điều kiện dự thi:
          + Thí sinh có bằng tốt nghiệp bác sĩ đạt loại khá trở lên.
          + Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập  (trừ lý do sức khoẻ ).
          + Tuổi không quá 27.
          + Thời gian tốt nghiệp bác sĩ để dự thi: năm 2013 hoặc 2014.
4.2. Môn thi tuyển:
+ Môn thi 1: Toán Thống kê ( chương trình đào tạo bác sĩ ).
+ Môn thi 2: Ngoại ngữ: Thi 1 trong 2 thứ tiếng ( Anh, Pháp ) trình độ B
+ Môn thi 3: Chọn 1 trong 4 môn gồm Giải phẫu; Sinh lý; Hóa sinh; Y sinh học di truyền. Ngay trước giờ thi, đại diện thí sinh sẽ bốc thăm để chọn môn thi này, môn được chọn sẽ là môn thi thứ 3 cho tất cả các thí sinh cùng đợt thi BSNT tại cùng cơ sở đào tạo.
+ Môn thi 4;5
- Thí sinh đăng ký dự thi chuyên ngành hệ Ngoại: môn thi 4 là Ngoại khoa; môn thi 5 là Sản
Phụ khoa.
-Thí sinh đăng ký dự thi chuyên ngành hệ Sản: môn thi 4 là Sản khoa; môn thi 5 là Ngoại khoa.
- Thí sinh đăng ký dự thi chuyên ngành Nội môn thi 4 là Nội khoa; môn thi 5 là Nhi khoa.
- Thí sinh đăng ký dự thi chuyên ngành Nhi môn thi 4 là Nhi khoa; môn thi 5 là Nội khoa.
Khi xét tuyển, điểm môn thi 4 được coi là môn chuyên ngành.
II- Hình thức và thời gian đào tạo:
Hình thức đào tạo:
+ Tập trung 2 năm đối với các đối tượng BSCKII, BSCKI, Thạc sĩ.
+ Tập trung 3 năm đối với bác sĩ nội trú.
III- Lệ phí thi tuyển: ( Cao học, BSCKII, BSCKI, BSNT )
         - Đăng ký dự thi: 150.000đ/hồ sơ, thi tuyển: 400.000đ/môn thi
         - Lệ phí xét tuyển NCS: sẽ thông báo cụ thể sau
         - Thí sinh không dự thi không được hoàn trả hồ sơ và lệ phí.
IV- Thời gian thi tuyển:
        Nhận hồ sơ dự thi tuyển đến hết ngày 30/06/2014.
        - Tập trung về ôn tập thi tuyển tại Trường từ  ngày 16/6/2014 đến  16/8/2014
        - Thời gian thi tuyển vào tuần cuối của tháng 8/2014 (Sẽ có giấy thông báo sau)
V- Hồ sơ dự thi tuyển: ( Cao học, BSCKII, BSCKI, BSNT )
1. Đơn xin dự thi (theo mẫu).
2. Bản  sao  bằng  tốt  nghiệp  đại  học, bằng  tốt  nghiệp  chuyên  khoa  cấp I ( đối với thí sinh dự tuyển chuyên khoa II), chứng chỉ  chuyên khoa định hướng đối với thí sinh dự thi CKI chuyên ngành: Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Y học cổ truyền.
3. Công  văn  cử  đi  dự  thi  của  cơ  quan  chủ  quản  có  thẩm  quyền  quyết  định  nhân  sự  (có  giá trị trong năm 2014).
4. Giấy chứng nhận thâm niên công tác trong chuyên ngành dự thi của cơ quan chủ quản có thẩm quyền quyết định nhân sự.
5. Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan (theo mẫu lí lịch quy định).
6. Bản sao công chứng các quyết định tuyển dụng, hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng.
7. Giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện đa khoa.
8. 03 ảnh cỡ 4 x 6 mới chụp trong vòng 1 năm.
9. Các giấy tờ pháp lí về chế độ ưu tiên (nếu có).
10. 03 phong bì có dán tem và địa chỉ của người nhận.
Địa chỉ liên hệ: Phòng Đào tạo Sau đại học-trường Đại học Y Hải Phòng Tầng 3 phòng 307 Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0313.733.311 xin 307 hoặc  0313.735.968. Đề nghị các cơ quan thông báo nội dung tuyển sinh năm 2014 của Trường Đại học Y Hải Phũng cho các cơ sở y tế trực thuộc để cán bộ có nguyện vọng thi tuyển làm các thủ tục cần thiết dự thi kịp thời.

Nguồn tin: Phòng đào tạo sau đại học

Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn