11:37 +07 Thứ sáu, 19/04/2024

MENU

Liên Kết

Trang nhất » Tin Tức » HỆ THỐNG TỔ CHỨC » Phòng Ban » Ban Thanh tra - Pháp chế

Ban Thanh tra - Pháp chế

Thứ bảy - 05/05/2018 10:36



PGS.TS. Nguyễn Văn Khải
Phụ trách Ban thanh tra pháp chế

 

DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM BAN THANH TRA - PHÁP CHẾ
 

TS. Bạch Thị Như Quỳnh
CB kiêm nhiệm
 



ThS. Phạm Thị Chang
Chuyên viên


 

ThS. Trần Thanh Vân
Cb kiêm nhiệm
 

ThS. Nguyễn Quang Thành
CB kiêm nhiệm
 


 

* Lịch sử hình thành
Ban Thanh tra - Pháp chế tiền thân là ban Thanh tra giáo dục. Ngày 14/02/2019 Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Hải Phòng ký quyết định số 128/QĐ-YDHP về việc thành lập Ban Thanh tra - Pháp chế.
 
 
*Lãnh đạo qua các thời kỳ
- PGS.TS. Phạm Văn Hán, Phó Hiệu trưởng - Trưởng ban (2012-1/2019)
- PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Bộ môn Dược học - Phó trưởng ban (2012-1/2019)
- ThS. Nguyễn Thị Kim Loan - Phó trưởng phụ trách ban (02/2019 - 11/2023)
* Chức năng, nhiệm vụ:
1. Chức năng
Ban Thanh tra - Pháp chế có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm việc thi hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đào tạo; tham mưu Hiệu trưởng tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong nhà trường.
Ban Thanh tra - Pháp chế giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác xây dựng các văn bản quy phạm nội bộ trong phạm vi quyền hạn trách nhiệm của Hiệu trưởng, thẩm định rà soát kiểm tra văn bản, hệ thống hóa văn bản quy phạm nội bộ, tham gia phổ biến giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong nhà trường.
2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ thanh tra: thực hiện theo Thông tư số 51/2012-TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra định kỳ và báo cáo cho Hiệu trưởng
+ Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ, việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng, việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, phục vụ người bệnh, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục
+ Trình Hiệu trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc các lĩnh vực trong nhà trường theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
+ Trong trường hợp cần thiết tham mưu Hiệu trưởng thành lập đoàn thanh tra nội bộ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
- Nhiệm vụ pháp chế: thực hiện theo Thông tư 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 và Công văn hướng dẫn số 3878/BGDĐT-PC ngày 24/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT:
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Hội đồng trường, Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý của đơn vị; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường, đơn vị; của cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học
+ Giúp hội đồng trường, hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Thẩm định về mặt pháp lý đối với văn bản do các đơn vị khác của trường soạn thảo trước khi trình Hội đồng trường, Hiệu trưởng ký ban hành.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nội quy, quy chế của các cơ quan liên quan và của cơ sở giáo dục đại học cho cán bộ, viên chức, nhân viên, giảng viên và người học
+ Phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong trường
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hội đồng trường, Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường và của đơn vị. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của nhà trường và đơn vị
+ Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với cơ quan quản lý giáo dục và Hiệu trưởng theo quy định
* Tổ chức và chế độ hoạt động

* Tổ chức 

Ban Thanh tra - Pháp chế có trưởng ban, phó trưởng ban và có chuyên viên chuyên trách và giảng viên kiêm nhiệm.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng ban; phó trưởng ban Thanh tra - Pháp chế do Hiệu trưởng quyết định. Trưởng ban, phó trưởng ban Thanh tra - Pháp chế có thể là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
- Cán bộ Ban Thanh tra - Pháp chế được tuyển chọn từ những người có phẩm chất đạo đức tốt, phải có bằng cử nhân luật trở lên, có hiểu biết về lĩnh vực giáo dục. Đối với những người hiện đang làm công tác pháp chế mà chưa có trình độ cử nhân luật thì phải tham gia chương trình đào tạo về pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thanh tra, pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Tư pháp quy định.



























 


Tập thể cán bộ Ban Thanh tra - Pháp chế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết