Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng tiêm Vắc xin Covid-19

Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng tiêm Vắc xin Covid-19
Ngày 29/4/2021, tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng phối hợp với Trung tâm y tế Quận Ngô Quyền triển khai thực hiện tiêm vắc xin Covid-19 cho 81 cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện và 25 người là thành viên trong Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 của Phường Đổng Quốc Bình
      Ngày 29/4/2021, tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng phối hợp với Trung tâm y tế Quận Ngô Quyền triển khai thực hiện tiêm vắc xin Covid-19 cho 81 cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện và 25 người là thành viên trong Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 của Phường Đổng Quốc Bình
 

PGS.TS. Nguyễn Văn Khải – Phó bí thư TT Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, Phụ trách quản lý bệnh viện là người đầu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh viện
 
      Đúng 7h30, cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện đã có mặt tại điểm tiêm chủng để điền phiếu thu thập thông tin cá nhân.Tại khu vực dành riêng để tiêm chủng  đã được bệnh viện chuẩn bị kỹ lưỡng. Những người được tiêm chủng sẽ khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn.
      Tại khu vực tiêm chủng, Bệnh viện đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện để triển khai thực hiện tiêm chủng như bố trí khu vực chờ trước tiêm chủng, theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng 30 phút đảm bảo thông thoáng, đủ ghế ngồi, đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định. Bố trí khu vực tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều theo thứ tự: Khu vực chờ trước tiêm chủng -> Bàn đón tiếp, hướng dẫn -> bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng -> bàn tiêm chủng -> bàn nhập số liệu tiêm chủng -> khu vực theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng. Thuốc cấp cứu: chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT, phân công nhân viên có kinh nghiệm trực tiếp theo dõi và xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng để xử trí ngay tại chỗ các trường hợp phản ứng nặng (nếu có). Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng, biểu mẫu tiêm chủng. Chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết sau tiêm chủng. Khâu tiêm vắc xin được thực hiện bởi các nhân viên y tế đã được đào tạo thực hành tiêm chủng vắc xin. Người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 được bộ phận tiếp nhận và thực hiện đo thân nhiệt. Khám sàng lọc trước tiêm: Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SPO2, khai thác bệnh sử, tư vấn và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng, thông báo cho đối tượng tiêm chủng về tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vắc xin được tiêm chủng, tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Người tiêm chủng thực hiện làm phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng. Nhập thông tin người tiêm chủng vào máy theo mẫu quy định. Sau tiêm, người được tiêm vắc xin được ngồi nghỉ ngơi và theo dõi sức khoẻ tại phòng Theo dõi sau tiêm trong vòng 30 phút đến 60 phút trước khi ra về và hướng dẫn họ tiếp tục theo dõi ít nhất 07 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm.
 

Bàn đón tiếp, hướng dẫn vào tiêm vắc xin Covid-19


Bàn tư vấn, khám sàng lọc trước khi tiêm chủng


PGS.TS. Phạm Văn Linh - Phó hiệu trưởng, Phó giám đốc Bệnh viện tham gia tiêm Vắc xin Covid-19


PGS.TS. Nguyễn Huy Điện - Chủ tịch Công đoàn trường tham gia tiêm Vắc xin Covid-19