Giới thiệu Khoa Dược học

 
LÃNH ĐẠO KHOA DƯỢC HỌC
 
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
 Trưởng Khoa 
Email: nttphuong@hpmu.edu.vn

 TS.DS. NGÔ THỊ QUỲNH MAI
Phó trưởng khoa
Email: ntqmai@hpmu.edu.vn

 TS. Cao Đức Tuấn
Phó trưởng khoa
Email: cdtuan@hpmu.edu.vn
CÁN BỘ QUẢN LÝ KHOA DƯỢC HỌC
 
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương
 Trưởng Bộ môn Dược Lý 
Email: nttphuong@hpmu.edu.vn

TS.DS. Trần Thị Ngân
Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng

Email: ntmloan@hpmu.edu.vn

TS.DS. Pham Thị Anh
Trưởng bộ môn Quản lý & Kinh tế dược

Email: pvtruong@hpmu.edu.vn

 TS. Cao Đức Tuấn
Trưởng bộ môn Hóa dược, Kiểm nghiệm, Phó trưởng thường trực Labo Tương đương Sinh học

Email: cdtuan@hpmu.edu.vn

 TS.DS. Ngô Thị Quỳnh Mai
Trưởng Bộ môn Thực vật & Dược liệu.

Email: ntqmai@hpmu.edu.vn

  ThS .DS. Ninh Kim Thu 
Phó trưởng Bộ môn Bào chế & Công nghệ dược

Email: ntkthu@hpmu.edu.vn

 ThS. Bùi Hải Ninh
 Phó trưởng Bộ môn Hóa dược & Kiểm nghiệm 

Email: bhninh@hpmu.edu.vn

ThS.DS. Phạm Thị Phương Thảo
Giáo vụ khoa

Email: ptpthao@hpmu.edu.vn
  ThS.DS. Trần Vân Anh
Giáo vụ sau đại học

Email: tvanh@hpmu.edu.vn
* Lãnh đạo qua các thời kỳ
NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - Nguyên trưởng bộ môn
* Lịch sử hình thành
     Tổ môn Dược lý (1980-1999)
     Năm 1979, Trường Đại học Y Hà Nội mở Cơ sở 2 tại Hải Phòng, năm 1980, hình thành Tổ Dược lý gồm 3 giảng viên và 2 kỹ thuật viên.
     Bộ môn Dược học (1999-2011)
    Năm 1999, Trường đại học Y Hải Phòng được thành lập trong đó có Bộ môn Dược học. Từ năm 2005, bắt đầu quá trình đào tạo giảng viên, xây dựng chương trình, tài liệu, cơ sở vật chất để phục vụ mở đào tạo đại học ngành Dược học.
       Khoa Dược học (từ 2011)
     Ngày 22 tháng 6 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định số 2532/QĐ-BGDĐT cho phép Trường đại học Y Hải Phòng đào tạo trình độ đại học ngành Dược học. Ngày 2 tháng 11 năm 2011, Khoa Dược học được thành lập (quyết định số 818/QĐ-YHP), gồm 6 Bộ môn chuyên ngành.
Năm 2012, tuyển khóa sinh viên dược đầu tiên với 64 em, và duy trì chỉ tiêu tuyển sinh là 60. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên Trường đại học Y Hải Phòng thành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
Năm 2017, khóa dược sĩ đầu tiên tốt nghiệp (64 dược sĩ khóa 1), và bắt đầu tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 100 sinh viên dược mỗi năm.
* Chức năng, nhiệm vụ
     Khoa Dược học Trường đại học Y Dược Hải Phòng là cơ sở đào tạo nhân lực ngành dược có uy tín, nghiên cứu và dịch vụ về lĩnh vực Y Dược, hướng tới an toàn và chất lượng trong thực hành sử dụng thuốc, và nghiên cứu nguồn tài nguyên từ biển phục vụ sức khỏe con người.
     Giá trị cốt lõi: chân thành, tin cậy, sáng tạo, cống hiến.
Nhiệm vụ của Khoa dược học:
    Nhiệm vụ cụ thể:
     Đào tạo đại học và sau đại học ngành dược.
     Giảng dạy môn Dược lý cho sinh viên đại học và sau đại học các ngành đào tạo của Trường đại học Y Dược Hải Phòng.
     Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học về Dược, tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các chuyên ngành Y để góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc và hội nhập quốc tế.
     Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo ngành dược, chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chú trọng nghiên cứu nhằm tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, nghiên cứu nguồn tài nguyên biển Việt Nam phục vụ chăm sóc sức khỏe con người.
    Tham gia xây dựng và phát triển các dịch vụ dược lâm sàng tại các bệnh viện, nhà thuốc, phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và góp phần chăm sóc sức khỏe người dân.
Các bộ môn tham gia đào tạo Ngành dược
- Khoa học cơ bản: toán-tin, lý, hóa học, sinh học và di truyền học, ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
- Y học cơ sở: giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh-miễn dịch, vi sinh, ký sinh trùng, hóa sinh.
- Y học lâm sàng: y học gia đình, nội, nhi, truyền nhiễm.
Các Bộ môn/Đơn vị chuyên ngành:
- Bộ môn Dược lý
- Bộ môn Dược lâm sàng
- Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
- Bộ môn Bào chế và Công nghệ dược
- Bộ môn Thực vật và Dược liệu
- Bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm
- Đơn vị Dược lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Việt Tiệp, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng và Bệnh viện Kiến An
- Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Biển
- Labo Nghiên cứu tương đương sinh học
- Đơn vị giảng dạy Bệnh học và Điều trị
- Đơn vị Thực hành dược
- Văn phòng/Giáo vụ Khoa
Cơ sở thực hành Dược lâm sàng: Giảng viên của Khoa đang tham gia xây dựng các hoạt động dược lâm sàng và hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng cho sinh viên tại:
1- Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
2- Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
3- Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng
4- Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng
5- Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Phát triển đội ngũ cán bộ, chương trình, tài liệu, cơ sở vật chất:
      - Đội ngũ giảng viên cơ hữu các chuyên ngành dược đã được tuyển dụng đủ về số lượng, đào tạo Thạc sĩ trong nước và Tiến sĩ ở nước ngoài.
      - Chương trình, tài liệu dạy - học được xây dựng và cập nhật thường xuyên, có tham khảo các chương trình trong nước và Quốc tế (Hoa Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc).
      - Xây dựng tài liệu dạy và học. Xuất bản tài liệu sử dụng thuốc cho học viên sau đại học chuyên ngành Y tế công cộng và quản lý y tế.
      - Các labo Hóa dược, Bào chế, Thực vật - dược liệu thuộc khoa Dược và các labo liên quan (Hóa, Hóa sinh, Miễn dịch, Sinh học phân tử...) tại Trường.
      - Phát triển các cơ sở thực hành dược lâm sàng, nhà thuốc cho sinh viên tại các tỉnh/thành: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội.
      - Thiết lập quan hệ hợp tác với một số công ty dược, viện nghiên cứu dược liệu, thực vật biển, Vườn Quốc gia Cát Bà, tạo cơ sở thực hành cho sinh viên.
      - Xây dựng và thực hiện giảng dạy môn Dược liệu biển từ 2016
2. Giảng dạy, đào tạo và phục vụ:
      - Đã có 3 khóa sinh viên dược tốt nghiệp, tỷ lệ Dược sĩ ra trường có việc làm đúng chuyên môn đạt trên 95%. Từ 2018, 100% sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.
      - Năm học 2019-2020, có 121 sinh viên Dược khóa 8 nhập học, trong đó có 5 sinh viên Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.
      - Mở các khóa đào tạo chứng chỉ Dược lâm sàng, với sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế, cho khu vực Hải Phòng, và các tỉnh lân cận.
      - Giảng dạy môn Dược lý học cho sinh viên Y và các ngành của Trường.
      - Giảng dạy môn Dược lý lâm sàng cho học viên sau đại học ngành Y: chuyên khoa 1 và 2, Thạc sĩ, bác sĩ Nội trú các chuyên ngành lâm sàng.
      - Xây dựng, quản lý và triển khai dịch vụ Dược tại Bệnh viện đại học Y Hải Phòng, để giảng dạy Quản lý dược và Dược lâm sàng cho sinh viên.
      - Phối hợp xây dựng và triển khai dịch vụ Dược lâm sàng tại Bệnh viện Việt Tiệp, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện Kiến An Hải Phòng.
 3. Hoạt động đào tạo
     3.1 Đào tạo Dược sỹ đại học
     Mục tiêu đào tạo Dược sĩ “có đo đc tt, có kiến thc và knăng chuyên môn đtư vn vsdng thuc hp lý, an toàn, hiu qu; đsn xut, qun lý và cung ng thuc tt; có khnăng nghiên cu khoa hc và thc nâng cao trình đchuyên môn, góp phn đáp ng nhu cu chăm sóc, bo vvà nâng cao sc khonhân dân”. Khoa Dược học đã thực hiện:
     Thực hiện và điều phối chuyên môn chương trình đào tạo dược sỹ
  • Rà soát và củng cố, cập nhật thường xuyên chương trình chi tiết các môn chuyên ngành đào tạo dược sỹ đại học hệ chính qui trên cơ sở nhu cầu của thị trường và theo hướng hội nhập quốc tế.
  • Chủ động biên soạn chương trình, viết các tài liệu dạy học và thực hiện giảng dạy một số môn học có nhiều điểm mới (Dược động học, Dược lâm sàng, Dược lý lâm sàng), từ 2014.
  • Tham gia các khóa đào tạo các chuyên ngành dược tham dự các khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên, kỹ thuật viên tại đại học dược Hà Nội, Đại học Y Dược TPHCM và nhiều nước trên thế giới.
  • Đề xuất nâng cao cơ sở vật chất và các trang thiết bị, tiếp tục xây dựng các cơ sở thực hành lâm sàng, cộng đồng phục vụ cho đào tạo Dược sĩ.
     Đến năm 2019, đã có 3 khóa dược sỹ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành sau 1 năm là trên 95%.
     Từ năm 2016, mỗi năm có 20 sinh viên dược (10 sinh viên năm thứ 4 và 10 sinh viên năm thứ 5) được nhận học bổng (5 triệu cho 1 học bổng).
     Điều phối chuyên môn chương trình đào tạo dược sỹ
      - Rà soát và củng cố, cập nhật thường xuyên chương trình chi tiết các môn chuyên ngành đào tạo dược sỹ đại học hệ chính quy
     - Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo Dược sĩ  hệ liên thông, chính thức tuyển sinh từ năm 2014.
      - Biên soạn chương trình, tài liệu dạy học và thực hiện giảng dạy môn học mới (Dược động học, Dược lâm sàng), từ 2014.
      - Chuẩn bị giáo án, giáo trình giảng dạy các môn chuyên ngành dược: dược liệu, dược cổ truyền, bào chế, công nghệ dược, hóa dược, kiểm nghiệm,..
      - Cử giảng viên các chuyên ngành dược tham dự các khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tại đại học dược Hà Nội
      - Gửi kỹ thuật viên đi đào tạo bổ túc về hướng dẫn sinh viên các môn: Hóa dược, Dược liệu, Dược cổ truyền, Bào chế và Công nghệ dược
      - Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo Dược sĩ Đại học được từng bước hoàn thiện.
      - Tiếp tục hoàn thành biên soạn lại các chương trình chi tiết đào tạo dược sỹ đại học theo tín chỉ và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

 3.2 Giảng dạy Dược lý cho các ngành học của trường
  • Bộ môn Dược lý chịu trách nhiệm giảng dạy môn Dược lý cho sinh viên đại học và sau đại học các ngành đào tạo của Trường đại học Y Dược Hải Phòng.
  • Thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đẩy mạnh áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động cải thiện chất lượng bài giảng, biên soạn tài liệu phù hợp với các đối tượng khác nhau của Trường, thực hiện nghiêm túc các quy chế quản lý thi và chấm thi.
  • Bộ môn đã tổ chức biên soạn, giảng dạy các học phần theo đúng Đề cương môn học, và thực hiện chương trình đổi mới toàn diện đào tạo Y khoa từ 2018
  • Rà soát, viết và bổ sung tài liệu và lượng giá dạy học dược lý cho các đối tượng khác nhau, nhất là Y đa khoa, Dược đại học, Điều dưỡng.
3.3 Đào tạo sau đại học
      Khoa Dược học đã tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học về Dược, phối hợp chặt chẽ với các chuyên ngành Y để góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc.
      Đã biên soạn tài liệu và giảng dạy môn Dược lý lâm sàng cho các đối tượng sau đại học: chuyên khoa 2, Thạc sỹ, Nội trú các chuyên ngành lâm sàng.
      Đã biên soạn tài liệu và giảng dạy môn Quản lý sử dụng thuốc cho học viên sau đại học chuyên ngành Y tế công cộng và quản lý y tế.
Chuẩn bị đủ các điều kiện mở ngành đào tạo sau đại học các chuyên ngành Cung ứng và quản lý thuốc, và Dược lâm sàng từ 2019.
* Nghiên cứu khoa học
     Hàng năm, giảng viên của Khoa thực hiện đủ và vượt các chỉ tiêu về nghiên cứu khoa học, các đề tài cơ sở, cấp thành phố và cấp Nhà nước.
     Tính đến tháng 6 năm 2019: chủ trì 2 đề tài cấp Nhà nước đã được nghiệm thu, và đang triển khai 1 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về Dược liệu biển. Các đề tài là kết quả hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài (Đài Loan và Hàn Quốc).
     Trong 5 năm gần đây, giảng viên của Khoa đã công bố hơn 20 bài báo khoa học, trong đó có 12 bài báo quốc tế.
Hợp tác quốc tế gắn với nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ

     Trường đã có thỏa thuận hợp tác chính thức (ký MOU) về Dược với:
     Trường Dược, Đại học Iowa, Hoa Kỳ từ 2011: trao đổi giảng viên và chương trình đào tạo dược sỹ đại học và sau đại học.
     Trường Dược McWhorter, Đại học Samford, Trường Dược, Đại học Sullivan, và Trường dược Đại học Maryland Eastern Shore, Hoa Kỳ từ 2011: trao đổi sinh viên, giảng viên dược về lĩnh vực dược lâm sàng.
     Trường đại học Dược, Đại học Okayama, Nhật Bản từ 2014: trao đổi giảng viên, sinh viên, chương trình đào tạo, nghiên cứu về phát triển thuốc từ dược liệu.
     Trường Dược, Đại học Chulalongkorn, và Trường Dược, Đại học Mahasarakham, Thái Lan từ 2016: trao đổi, đào tạo giảng viên, sinh viên.
     Trường dược, Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) từ 2016: trao đổi giảng viên, sinh viên (hàng năm), hợp tác nghiên cứu về dược liệu biển, đào tạo cán bộ trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ.
     Trung tâm Dược lý di truyền, Đại học Inje (Hàn Quốc) từ 2016: trao đổi giảng viên, đào tạo Tiến sỹ chuyên ngành Dược lý lâm sàng.
     Trường Dược thuộc Đại học Laval (Canada) từ 2018: trao đổi giảng viên và sinh viên về dược lâm sàng, thực hành dược.
     Mỗi năm, ít nhất 4 sinh viên dược được đi thực tập trải nghiệm quốc tế.
Tham gia các hiệp hội quốc tế về dược
     Tổ chức thành công Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á (ACCP) lần thứ 13 tại Hải Phòng. Trường đại học Y Dược Hải Phòng, đã tổ chức thành công Hội nghị, từ 13 đến 15 tháng 9 năm 2013 tại Hải Phòng. ACCP là diễn đàn lớn nhất về Dược lâm sàng ở Châu Á, lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, hơn 1000 đại biểu từ 24 nước Châu Á, Bắc Mỹ, Úc, Pháp tham dự với 300 báo cáo khoa học.
 


           
      Trưởng Khoa dược học là đại diện Việt Nam tham gia Ban chấp hành Hiệp Hội Dược Lâm Sàng Châu Á (ACCP) từ 2008 tại Surabaya, Indonesia. PGS.TS Nguyễn Văn Hùng là Chủ tịch ACCP (2014-2015) và phát biểu khai mạc Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á lần thứ 15 tại khách sạn Ambassador, Bangkok Thái Lan ngày 24 tháng 6 năm 2015.
      Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Trường đại học Y Dược Hải Phòng, Khoa đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học Quốc tế về dược (tháng 11 năm 2014), với sự tham dự của các giáo sư dược sỹ từ 5 nước (Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine) và các giáo sư, dược sỹ trong nước.
      Trưởng Khoa là thành viên Ban giám đốc Hiệp hội các Trường đại học dược Châu Á (Asian Association of Schools of Pharmacy, AASP) từ 2014. Khoa đã đăng cai tổ chức thành công Diễn đàn Hiệu trưởng các Trường đại học Dược Châu Á lần thứ 4 tại Hải Phòng, 24-26 tháng 6 năm 2016. Hơn 200 đại biểu từ các Trường đại học Dược của Việt Nam và Châu Á đã tới dự với chủ đề chính là “Xác định những điểm cốt lõi trong chương trình đào tạo dược sỹ ở Châu Á
   
          



      Từ 10 đến 14 tháng 12 năm 2018: đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế về Phát triển thuốc từ Thảo dược và Dược liệu Biển, hợp tác với Trung tâm Khoa học và Công nghệ thuộc Phong trào các nước không liên kết và các nước đang phát triển (Hợp tác NAM&NAM), với hơn 200 đại biểu từ 16 nước tham dự.
 
Giáo sư thỉnh giảng quốc tế

      Giáo sư Kwon Kwang-il. Nguyên Phó chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường Dược, Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc. Từ 2008, hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ trao đổi giảng viên, sinh viên và đào tạo sau đại học ngành Dược và Y.
      Giáo sư Hyun Taek Shin. Nguyên hiệu trưởng Trường Dược, Đại học nữ sinh Sookmyung, Hàn Quốc. Từ 2012 tham gia giảng dạy, cố vấn xây dựng chương trình đào tạo dược theo hướng hội nhập.
      Giáo sư Yuji Kurosaki. Giáo sư ngành Bào chế, Trường Dược, Đại học Okayama Nhật Bản. Từ 2014, hỗ trợ trao đổi giảng viên, đào tạo Tiến sỹ, hợp tác nghiên cứu.
     Giáo sư Joseph S. Bertino Jr. Phó giáo sư Đại học Columbia, Tổng biên tập Tạp chí Dược lý lâm sàng, Hoa Kỳ. Từ 2014, giảng dạy và cố vấn phát triển chuyên ngành Dược lâm sàng cho Khoa dược với thời lượng 4 tuần mỗi năm.
     Giáo sư Jae-Gook Shin. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dược lý di truyền, Giám đốc trung tâmThử nghiệm lâm sàng; Trường Y thuộc Đại học Inje, Hàn Quốc. Từ 2016, hỗ trợ đào tạo 3 Tiến sỹ (1 đã tốt nghiệp) và hợp tác nghiên cứu.
* Phương hướng phát triển
      Khoa Dược học sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, ưu tiên tuyển mới giảng viên có trình độ sau đại học ngành dược, có ngoại ngữ tốt, phát triển các chương trình tài liệu dạy và học, cơ sở thực hành, hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới.
     Phối hợp tốt với các chuyên ngành, liên quan, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo định hướng về 2 lĩnh vực chủ yếu: thực hành dược (chăm sóc dược/dược lâm sàng); dược liệu và nghiên cứu phát triển thuốc mới.
      Phát triển các loại hình đào tạo đại học và sau đại học phù hợp với năng lực của trường, gắn với hợp tác, liên kết trong và ngoài nước và phát huy thế mạnh của trường Y Dược.
      Tăng cường hợp tác quốc tể trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi giảng viên và sinh viên, xây dựng và thực hiện một số dự án nghiên cứu, chú trọng thuốc từ dược liệu Việt Nam.
     Xây dựng và mở rộng các mô hình thực hành dược lâm sàng, phàn đấu đi tiên phong trong đào tạo và thực hành dược lâm sàng với sự hợp tác giữa bác sĩ và dược sỹ trong lựa chọn và sử dụng thuốc nâng cao hiệu quả điều trị.

Tập thể cán bộ, giảng viên khoa