Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp ở trẻ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2017

Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp ở trẻ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2017
Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có can thiệp trực tiếp bổ sung vitamin D3 với biện pháp giáo dục truyền thông dinh dưỡng – sức khỏe, nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
1. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có can thiệp trực tiếp bổ sung vitamin D3 với biện pháp giáo dục truyền thông dinh dưỡng – sức khỏe, nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
2. Luận án đã xác định tỷ lệ thấp còi ở trẻ em tại Hưng Yên ở mức cao (23,5% và tỷ lệ thiếu vitamin D 47,7%), chứng tỏ trẻ SDD thấp còi không chỉ có thiếu protein năng lượng trong thời gian dài mà còn có tình trạng thiếu hụt vitamin D với tỷ lệ cao.
Các yếu tố liên quan đến trẻ thấp còi và thiếu vitamin D là: mẹ có chiều cao < 150cm, mẹ tăng cân < 12 kg khi có thai, trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ bị cai sữa trước 12 tháng, trẻ có nhiễm khuẩn, không được tiêm chủng đầy đủ theo lịch, tắm nắng < 6 giờ trong tuần.
3. Hiệu quả bổ sung vitamin D và chăm sóc sức khỏe toàn diện đã cải thiện tình trạng SDD thấp còi và thiếu vitamin D.
Sau 12 tháng can thiệp, hàm lượng vitamin D huyết thanh đã tăng từ 32,39 ± 9,06 ng/mL lên 35,31 ± 6,52 ng/mL. Tỷ lệ thiếu hụt vitamin D giảm từ 38,9% xuống 18,2%, tỷ lệ thiếu hụt được cải thiện là 20,7% và đạt hiệu quả can thiệp là 53,21%.
Ở nhóm can thiệp, sau can thiệp chiều cao trung bình của trẻ tăng thêm được 2,65 ± 0,3cm so với trước can thiệp. Còn ở nhóm chứng, chiều cao của trẻ tăng là 1,24 ± 0,04 cm.
Tỷ lệ SDD thấp còi giảm 15,6% ở nhóm can thiệp, sự cải thiện tỷ lệ SDD thấp còi trước, sau can thiệp có ý nghĩa thống kê và chỉ số hiệu quả can thiệp tới 61,1%.
Biện pháp bổ sung vitamin D và giáo dục truyền thông dinh dưỡng – sức khỏe là giải pháp có hiệu quả trong giảm tỷ lệ thấp còi và thiếu vitamin D ở trẻ, cần được áp dụng trong hoạt động chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em.
Tên luận án: “Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp ở trẻ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2017”
Chuyên ngành: Y tế công cộng    
Mã số: 62.72.03.01  
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Hùng     
Họ và tên Người hướng dẫn: 
                              1. PGS.TS. Đặng Văn Chức
                               2. GS.TS. Phạm Duy Tường
STT NỘI DUNG CHI TIẾT
1 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng Tiếng Việt Xem tại đây
2 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng Tiếng Anh Xem tại đây
3 Toàn văn luận án Tiến sĩ Xem tại đây
4 Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án Tiếng Việt Xem tại đây
5 Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án Tiếng Anh Xem tại đây