09:36 +07 Thứ năm, 18/04/2024

MENU

Liên Kết

Trang nhất » Tin Tức » GIỚI THIỆU

Quá trình thành lập và phát triển

Chủ nhật - 02/08/2015 06:24
                            
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN 
 
  
 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển đã trải qua 4 giai đoạn:
          
  * Giai đoạn 1: Trường là cơ sở II trường Đại học Y khoa Hà Nội tại Hải Phòng (từ 9/1979 đến 8/1985).
  * Giai đoạn 2: Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng trực thuộc Trường Đại học Y khoa Hà Nội (từ 8/1985 đến 01/1999).
  * Giai đoạn 3: Trường Đại học Y Hải Phòng (từ 01/1999 đến 10/2013).
  * Giai đoạn 4: Trường Đại học Y Dược Hải Phòng (10/2013 đến nay) 
 
I. Giai đoạn thành lập và phát triển Cơ sở 2 trường Đại học Y khoa Hà Nội tại Hải Phòng (từ 9/1979 đến 8/1985):

Sau năm 1975 đất nước được thống nhất, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân trong giai đoạn mới cũng là một đòi hỏi rất lớn, vì vậy, việc đào tạo cán bộ Y tế cho các cơ sở là một nhiệm vụ rất cần thiết. Bộ Y tế đã tăng chỉ tiêu đào tạo tại các cơ sở hiện có, đồng thời chủ trương xây dựng thêm các trường Đại học Y ở Hải Phòng và Cần Thơ, hình thành mạng lưới các trường Đại học của ngành tại các khu vực.
Tại Hải Phòng, thực hiện chủ trương trên của Bộ Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội và Sở Y tế Hải Phòng đã có phương án từng bước xây dựng trường. 
Tháng 11/1977, 39 sinh viên năm thứ tư khoá 1974 - 1980 của Trường Đại học Y khoa Hà Nội và tiếp tục trong các năm sau sinh viên đã được đưa về học tập tại Hải Phòng. Số sinh viên ngày càng tăng, yêu cầu về quản lý sinh viên, về ổn định đời sống sinh hoạt, về giáo dục toàn diện đòi hỏi phải có một bộ máy, một cơ chế quản lý thích hợp.
Ngày 06/9/1979, Thứ trưởng Bộ Y tế Hoàng Đình Cầu đã ký Quyết định số 1026/BYT-QĐ thành lập cơ sở 2 Trường Đại học Y khoa Hà Nội tại Hải Phòng với nhiệm vụ đào tạo bác sĩ đa khoa, chuyên khoa vệ sinh công nghiệp, y tế hàng hải và bổ túc bác sĩ chuyên khoa cấp I.
* Bộ Y tế ra quyết định bổ nhiệm BS Nguyễn Đức Lung là Phó hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Hà Nội, phụ trách cơ sở II tại Hải Phòng, đồng thời quyết định bổ nhiệm các Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các bộ môn, các giảng viên kiêm chức và chức vụ lãnh đạo một số phòng ban tại cơ sở II.
 Trường Đại học Y Hà Nội tập trung hoàn thành lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I tại Hải Phòng tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ hướng dẫn lâm sàng tại bệnh viện, đồng thời mở một lớp kỹ thuật viên 30 người để chuẩn bị đội ngũ kỹ thuật viên cho các labô và phòng thực tập các bộ môn khoa học cơ bản và y học cơ sở. Chuẩn bị chương trình giảng dạy và đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình giảng dạy cho lớp sinh viên năm thứ 1 và các lớp năm thứ 4,5,6. Đồng thời chuẩn bị đội ngũ giảng viên cho các bộ môn Y học cơ sở.
* Sở Y tế Hải Phòng đã được UBND thành phố giành cho khu đất 1,7ha và một khu nhà 5 tầng (khoảng 2000 m2) mới xây dựng để làm cơ sở học tập và khu ký túc xá sinh viên. Điều động 20 cán bộ nhân viên cho các phòng ban chức năng: Giáo vụ, Hành chính quản trị, TCCB- quản lý sinh viên và Tài vụ.
Tháng 10/1979 đã có thêm 77 sinh viên năm thứ tư tiếp tục về học tại Hải Phòng đồng thời 87 sinh viên khoá đầu tiên được triệu tập vào học năm thứ nhất ngay tại Hải Phòng.
Trong giai đoạn này nhà trường đã tiếp tục triển khai một số công việc sau:
 
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và công tác đào tạo:

Tháng 3/1980 cơ sở II tiếp nhận 17 bác sĩ khoá 1973-1979 là lớp giảng viên đầu tiên của Trường. Năm 1980 và 1981 được bổ sung thêm 30 người, năm 1982 thêm 20 người ... Đến năm học 1984-1985 trường đã có 68 giảng viên của 32 bộ môn. Số cán bộ này được các giáo sư và giảng viên của trường Đại học Y Hà Nội giúp đỡ, hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy tại bộ môn, trên giảng đường, cũng như tại buồng bệnh.. đã dần dần trưởng thành, đảm nhiệm việc giảng dạy của từng bộ môn.
Ngoài số giảng viên cơ hữu, cơ sở II đã được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo các bệnh viện: b/v Việt Tiệp, b/v Trẻ em, b/v Phụ sản, b/v Tâm thần, b/v Lao và bệnh phổi, b/v Y học cổ truyền và Trung tâm VSDT thành phố Hải Phòng trong việc giúp đỡ cho cán bộ và sinh viên nhà trường đến làm việc và học tập. Đồng thời các bệnh viện còn cử các cán bộ có trình độ cao làm giảng viên kiêm chức cho các bộ môn của nhà trường. Hầu hết các Giám đốc, chủ nhiệm khoa của các bệnh viện đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hoặc Phụ trách các bộ môn của Trường. Điều đó đã tạo cho Trường một sự kết hợp chặt chẽ giữa bệnh viện và trường, góp phần to lớn trong sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
Ngoài ngành y tế, Trường đã phối hợp với Trường Quân sự thành phố, Trường Đại học Hàng Hải, Trường chính trị Tô Hiệu, Trường Đại học Tại chức ... để tổ chức giảng dạy các môn quân sự, lý luận chính trị trong thời gian Trường chưa đảm nhận được các chương trình này.
Trong những năm đầu, khó khăn lớn nhất của Cơ sở II là công tác giảng dạy của các bộ môn khoa học cơ bản và y học cơ sở. Các bộ môn của trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ hết sức tích cực, nhiệt tình, không quản ngại khó khăn, thiếu thốn mọi mặt để về Hải Phòng tham gia giảng dạy, giúp đỡ cơ sở II xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời giúp đỡ cán bộ trẻ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nhanh chóng trưởng thành. Các giảng viên trẻ của nhà trường cũng tích cực học tập nâng cao trình độ, nhiều bác sĩ đã vừa giảng dạy, vừa tham gia lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 tại Hải Phòng.
Sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển, đến năm học 1984-1985, Cơ sở 2 đã có 598 sinh viên (không kể số sinh viên về Hà Nội học chuyên khoa hoặc đào tạo nội trú), bao gồm hệ dài hạn đủ 6 khoá từ Y1 đến Y6, hệ chuyên tu bác sĩ đa khoa và các lớp bác sĩ chuyên khoa cấp 1. Bộ máy lãnh đạo, quản lý đào tạo của nhà trường đã có thể đảm nhiệm được chức năng nhiệm vụ của mình. Đội ngũ giảng viên bao gồm 68 giảng viên cơ hữu và 82 giảng viên kiêm chức. Trong số đó có trên 50% có trình độ sau đại học (có 8 GS, PGS; 15 bác sĩ CK2; số còn lại là BSCK1 và BS nội trú). Với đội ngũ cán bộ giảng dạy như vậy, từ năm học 1984-1985 về cơ bản các bộ môn của nhà trường đã đảm nhiệm được toàn bộ chương trình giảng dạy. Các bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội đã từng bước hoàn thành giai đoạn chuyển giao việc giảng dạy cho cán bộ tại Hải Phòng
 
2. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường:

Trước những khó khăn chung của đất nước về kinh tế xã hội, khó khăn của ngành y tế về kinh phí đào tạo, trong giai đoạn đầu cơ sở II đã hết sức cố gắng đưa các bộ môn y học cơ sở vào tổ chức giảng dạy tại các khoa cận lâm sàng các bệnh viện và trung tâm VSDT, vừa dựa vào cán bộ, kỹ thuật viên, trang bị kỹ thuật, cũng như một phần hoá chất của các khoa này. Các bộ môn Sinh lý, Vi sinh vật, Ký sinh trùng, Hoá sinh, Dược lý, Giải phẫu bệnh-Y pháp, Mô phôi đóng tại bệnh viện Việt Tiệp, bộ môn Sản làm việc tại Bệnh viện Phụ sản, bộ môn Vệ sinh dịch tễ làm việc tại Trung tâm Vệ sinh dịch tễ.
Tại trường, các phòng học, phòng làm việc cũng được quan tâm xây dựng và trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và sinh viên trong giảng dạy và học tập. Thư viện được nâng cấp, bổ sung nhiều đầu sách, nhất là sách giáo khoa đáp ứng nhu cầu và tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên
Đến năm học 1984-1985 các phòng thực tập cho các bộ môn khoa học cơ bản và y học cơ sở; các phòng học cho sinh viên, thư viện, nhà ăn tập thể và ký túc xá cho khoảng 400 sinh viên đã được hoàn chỉnh. Với cơ sở vật chất như vậy đã bước đầu đảm bảo được việc học tập và sinh hoạt cho cán bộ và sinh viên trong nhà trường.








Lãnh đạo Bộ Y tế thống nhất chủ trương thành lập trường Đại học Y Hải Phòng


 
3. Công tác nghiên cứu khoa học:

Mặc dù cán bộ giảng dạy còn trẻ, hầu hết mới ra trường nhưng do gắn bó với các cơ sở thực hành, được sự hỗ trợ giúp đỡ của các giảng viên kiêm chức có trình độ cao, với sự nhiệt tình của tuổi trẻ, anh chị em đã tham gia thực hiện nhiều đề tài Nghiên cứu khoa học. Ngay trong năm 1982 cơ sở II đã có 4 đề tài tham gia Hội nghị khoa học tuổi trẻ sáng tạo các trường đại học Y-Dược toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại trường Đại học Y khoa Hà Nội và các Hội nghị định kỳ 2 năm 1 lần tiếp theo. Các năm tiếp theo số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học ngày một nâng cao.
Phương hướng Nghiên cứu khoa học của Trường trong giai đoạn này ngoài công tác điều trị cần tập trung vào việc điều tra cơ bản về môi trường, sức khoẻ, mô hình bệnh tật... cho các đối tượng lao động trong khu vực, nhất là lao động trên biển và dân cư ven biển, hải đảo; công nhân các khu công nghiệp tập trung như nhà máy xi măng..., tiếp đến là khu vực nông thôn ngoại thành.
Hội nghị Nghiên cứu khoa học của Trường được tổ chức đều đặn 2 năm một lần. Năm 1985 Trường đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về y học biển lần thứ nhất. Tính đến năm học 1984-1985 đã có trên 50 đề tài Nghiên cứu khoa học được nghiệm thu và báo cáo trong các Hội nghị khoa học của Trường và các bệnh viện.
II. Giai đoạn trường mang tên: Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng (từ 8/1985 đến 01/1999):

Trên cơ sở là Cơ sở II của trường Đại học Y Hà Nội đặt tại Hải Phòng, nhà trường đã dần dần trở thành một đơn vị độc lập. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Đại học và THCN (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo), ngày 17/8/1985, Bộ trưởng Bộ Y tế Đặng Hồi Xuân đã ký Quyết định số 843/BYT-QĐ đổi tên Cơ sở 2 trường Đại học Y Hà Nội tại Hải Phòng thành Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng trực thuộc trường Đại học Y Hà Nội. Về chức năng nhiệm vụ: Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng là cơ sở đào tạo và bổ túc cán bộ y tế có trình độ đại học, trên đại học (BSCK1), bác sĩ đa khoa cho khu vực Hải Phòng, Hải Hưng, Quảng Ninh và bác sĩ chuyên khoa sâu cho ngành khai thác than và hàng hải - Đây cũng chính là cơ sở để phát triển chuyên ngành Y học biển – đặc thù cho trường Đại học Y Hải Phòng. Phân hiệu được chủ động xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về đào tạo, lao động, kinh phí, trang thiết bị và xây dựng cơ bản… dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế.
Về tổ chức bộ máy, Phân hiệu gồm:
* Đảng uỷ bộ phận thuộc Đảng uỷ bệnh viện đa khoa Việt – Tiệp. Từ năm 1994 là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Quận uỷ Ngô Quyền, Hải Phòng.
* Ban Giám hiệu gồm Phân hiệu trưởng và 2 Phó phân hiệu trưởng.
* Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thuộc Thành đoàn Hải Phòng.
* Công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn lao động quận Ngô Quyền Hải Phòng.
* Phân hiệu có 4 phòng, 3 ban  chức năng, 1 tổ công tác và 32 bộ môn.
Tư vấn cho Phân hiệu trưởng có các hội đồng: Hội đồng khoa học - giáo dục, các hội đồng thường kỳ khác như Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng thi đua, Hội đồng thi tốt nghiệp v.v….
Bộ Y tế đã bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Đức Lung làm Phân hiệu trưởng, các Phó phân hiệu trưởng: BSCKII. Phạm Hy Nhu và BS. Nguyễn Thanh Sơn, các Trưởng phó phòng ban khác. Các Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hoặc Giáo vụ bộ môn cũng được kiện toàn.
Trong tình hình đất nước bước vào thời kỳ đổi mới về mọi mặt, Phân hiệu đã tập trung thực hiện các mặt công tác sau đây:
 
1. Đổi mới mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo: 

Số lượng tuyển sinh vào trường hàng năm đều tăng lên. Đến năm học 1998-1999 số sinh viên hiện có trong Trường là 1100 người ( 676 sinh viên chính quy; 384 sinh viên chuyên tu và 50 học viên CK1 ).
Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo có nhiều thay đổi: hệ dài hạn có sự điều chỉnh từ đào tạo bác sĩ đa khoa thực hành đến bác sĩ đa khoa thực hành phục vụ tuyến y tế cơ sở theo hướng chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đến năm 1984 lại đào tạo theo 2 giai đoạn. Đối với hệ chuyên tu đào tạo bác sĩ đa khoa diện hẹp và một số chuyên khoa; đến năm 1991 chuyển hướng đào tạo bác sĩ tuyến y tế cơ sở. Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 chuyển sang đào tạo theo chứng chỉ….
Đến tháng 12/1998, kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, số sinh viên và học viên được đào tạo tại Trường là 3363 người (trong đó 5 khoá sinh viên chính quy từ Hà Nội chuyển xuống là 302 người; 20 khoá sinh viên hệ chính quy tuyển sinh tại Hải Phòng là 2102 người; 15 khoá sinh viên hệ chuyên tu là 959 người; 5 khoá học viên lớp BSCK1 là 419 người), đã có 2260 bác sĩ đa khoa và 402 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 tốt nghiệp ra trường.









PGS.TS. Nguyễn Đức Lung - Phân hiệu trưởng trao bằng tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa năm 1996
 
2. Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý:

Để kiện toàn đội ngũ giảng viên của Phân hiệu, ngày 11/3/1986, Thứ trưởng Bộ Y tế Hoàng Đình Cầu đã ký quyết định công nhận chức danh giảng viên cho 32 cán bộ công tác tại Trường và các bệnh viện trong thành phố. Ngày 25/7/1992 GS. Phạm Song, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định công nhận chức danh giảng viên kiêm chức cho 20 cán bộ đủ tiêu chuẩn.
Tính đến cuối năm 1998 Phân hiệu có 160 cán bộ viên chức, trong đó có 110 giảng viên, 18 kỹ thuật viên giảng dạy thực tập. Với số lượng biên chế còn hạn hẹp, các bộ môn vừa phải đảm bảo việc giảng dạy theo kế hoạch của nhà trường, vừa phải luân phiên, hỗ trợ nhau để đảm bảo chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá giảng viên và nâng cao chất lượng giảng dạy. Sau hơn 10 năm xây dựng, đến tháng 12/1998 trong số 182 giảng viên (110 giảng viên cơ hữu và 72 giảng viên kiêm chức),  có 149 giảng viên có trình độ trên và sau đại học (chiếm 82% số giảng viên), bao gồm:
GS, PGS: 04; TS: 20; ThS: 26; BSCKII: 34; BSCKI: 69; Đại học: 29
            Các cán bộ quản lý phòng ban được quan tâm đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và công tác quản lý hành chính. Nhiều cán bộ đã được đào tạo trình độ đại học theo đúng chuyên ngành góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường. Mặc dù còn khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo luôn được kiện toàn, bổ sung để đảm đương nhiệm vụ được giao.




Kết nạp đảng trong cán bộ, giảng viên

 
3. Xây dựng cơ sở vật chất:  

Trường đã từng bước xây dựng bổ sung các phòng học, phòng làm việc, cuối năm 1998 Trường đã xây dựng 2 dãy nhà 5 tầng với diện tích 8.400 m2. Tại các bệnh viện, Trường cũng đã xây dựng các phòng học, phòng làm việc của các bộ môn tại bệnh viện Việt Tiệp, bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Trẻ em; xây dựng 18 phòng thực tập và 25 phòng học đầy đủ bàn ghế và phương tiện dạy học.
Trường cũng đã đầu tư mua sắm 235 kính hiển vi các loại, các mô hình mới về giải phẫu, mô hình điều dưỡng, 50 máy vi tính, trang bị phòng học tiếng, các thiết bị nghe nhìn, chiếu hình, các máy xét nghiệm môi trường, xét nghiệm sinh hoá ...
Thư viện của trường đã có 10.000 đầu sách trong và ngoài nước, 15 tạp chí tiếng Việt, hơn 60 tạp chí nước ngoài nhập thường xuyên từ năm 1993, các đĩa CD rom ....
Khu vực Ký túc xá sinh viên được đầu tư cải tạo hệ thống điện, cấp nước, các phương tiện sinh hoạt đảm bảo tốt nhu cầu sinh hoạt, học tập của sinh viên.


Hội nghị khoa học chuyên ngành Ký sinh trùng các trường Đại học Y Dược toàn quốc năm 1994

 
4. Công tác nghiên cứu khoa học:

Trong giai đoạn này các giảng viên của Phân hiệu đã có khả năng độc lập thực hiện những đề tài NCKH chuyên ngành. Về lâm sàng, lúc đầu từ những đề tài tổng kết, nhận xét về chẩn đoán và điều trị, đã nâng lên việc áp dụng, cải tiến các phương pháp kỹ thuật mới trong điều trị. Hướng nghiên cứu y học cộng đồng và các giải pháp can thiệp đã được phần đông CBGD các bộ môn quan tâm đúng mức, hàng năm trường đều tổ chức hoặc phối hợp với các bệnh viện tổ chức Hội nghị Khoa học – công nghệ.
Từ năm 1985, Phân hiệu đã xác định một hướng nghiên cứu đặc thù về sức khoẻ và môi trường lao động của ngành hàng hải, của cư dân ven biển và hải đảo. Năm 1995 Bộ Y tế cho phép Phân hiệu thành lập “Trung tâm Y học và môi trường biển” để làm nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu về y học hàng hải. Ở lĩnh vực này đến năm 1998 đã có 5 công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu và đưa vào thực hiện trong ngành hàng hải và trở thành quy chuẩn quốc gia. Đã tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học chuyên ngành Y học biển với sự tham gia của tất cả cán bộ nghiên cứu về Y học biển quân và dân y trong phạm vi toàn quốc.
Năm 1996 Đơn vị nghiên cứu y học cộng đồng được thành lập, giúp xây dựng chương trình đào tạo bác sĩ chuyên tu tuyến y tế cơ sở, tổ chức việc giảng dạy và học tập tại cộng đồng. Tiếp đó, Trung tâm Y học thể thao và Phục hồi chức năng, Trung tâm đào tạo và ứng dụng Tin học y học đã ra đời và từng bước đi vào hoạt động, tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy có nhiều hướng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học của các đơn vị này, một số cán bộ giảng dạy đã phát triển thành các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc trở thành luận văn cao học, luận án nghiên cứu sinh.
Trường đã có 314 đề tài cấp cơ sở, 13 đề tài cấp Bộ, 3 đề tài cấp thành phố. Cán bộ trẻ và sinh viên đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và đã tham dự 09 Hội nghị Khoa học kỹ thuật tuổi trẻ toàn quốc với 43 đề tài. Trong đó có 03 giải nhất, 03 giải nhì, 07 giải ba và
01 giải khuyến khích. Năm 1996 mặc dù còn nhiều khó khăn, Trường đã đăng cai và  tổ chức tốt Hội nghị khoa học kỹ thuật sáng tạo của tuổi trẻ các trường Đại học Y-Dược Việt Nam lần thứ 8.
 
5. Quan hệ đối ngoại, quốc tế:

Ngoài mối quan hệ với TCYTTG, từ những năm 1990 trở lại đây, Phân hiệu đã mở rộng mối quan hệ với các nước có sử dụng tiếng Pháp. Là thành viên của tổ chức CIDME và AUPELF- UE, Phân hiệu đã hợp tác với các trường Đại học Rouen, Marseeill, Bordeaux (Pháp). Nhờ đó trong vòng 8 năm, Phân hiệu đã gửi được hàng chục cán bộ đi làm việc, thực tập tại Pháp và thường xuyên nhận được sách báo khoa học và tài liệu y học để cán bộ cập nhật thông tin, một số phương tiện giảng dạy môn ngoại ngữ v.v...
Từ năm 1995 Phân hiệu đã mở khoa tiếng Pháp chuyên ngành, có gần 200 sinh viên tham gia và từ năm thứ 3 đã tổ chức giảng dạy một số chuyên ngành bằng tiếng Pháp, nhờ vậy có sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có thể học sau đại học tại Pháp.
Trường cũng đã xúc tiến mở rộng quan hệ với một số trường Đại học Y của Mỹ, Canada và một số nước Đông Nam Á khác.




 

Mở rộng mối quan hệ với các nước sử dụng tiếng Pháp
III. Giai đoạn trường chính thức được thành lập và mang tên: Trường Đại học Y Hải Phòng (từ 01/1999 đến 11/2013):

 Nhờ những nỗ lực sau 20 năm xây dựng và phát triển, ngày 25/01/1999 Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 06/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Y Hải Phòng trên cơ sở Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng thuộc Trường Đại học Y Hà Nội.
Trường Đại học Y Hải Phòng có nhiệm vụ:
* Đào tạo cán bộ các ngành Y học ở bậc đại học.
* Nghiên cứu khoa học Y học phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
* Đào tạo sau đại học (BS.CK1, BS.CK2, BS nội trú, Cao học và Tiến sĩ).
Tháng 2/1999, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Đức Lung đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng là TS. Nguyễn Hữu Chỉnh, TS. Nguyễn Khắc Sơn và BSCKII. Đặng Xuân Tin.
Từ một Phân hiệu trở thành một đơn vị độc lập, Trường nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, tiếp tục duy trì nề nếp dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đào tạo, NCKH và phục vụ người bệnh.
1. Công tác tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên:

Tháng 7/1999 Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 2123/1999/QĐ-BYT về việc củng cố, sắp xếp lại bộ máy tổ chức các phòng và bộ môn của Trường Đại học Y Hải Phòng. Theo quyết định này, Trường có 8 phòng và 32 bộ môn, trong đó có bộ môn Y học biển là bộ môn đặc thù, chỉ có duy nhất ở Trường Đại học Y Hải Phòng. Tháng 12/1999 Bộ trưởng Bộ Y tế đã bổ nhiệm TS. Nguyễn Hữu Chỉnh làm Hiệu trưởng thay thế PGS.TS. Nguyễn Đức Lung nghỉ hưu.
Thực hiện Quyết định số 4573/ QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường, lúc này trường có 9 phòng ban và 35 bộ môn. Đến tháng 7/2006 Trường đã có 201 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 92 giảng viên có trình độ trên và sau đại học chiếm 63%.
Ngày 18/9/2006 theo quyết định số 3942/QĐ-BYT của Bộ Y tế, PGS.TS Phạm Văn Thức - Phó viện trưởng Viện Y học biển, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hải Phòng, được bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng. Ngày 05/02/2007 Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã ký quyết định số 447/QĐ-BYT bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thức giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Y Hải Phòng - Đây là bước mở đầu thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Trường Đại học Y Hải Phòng về mọi mặt: quy mô đào tạo, hợp tác quốc tế, xây dựng và mở rộng Bệnh viện trường
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và các mã ngành đào tạo, được sự cho phép của Bộ Y tế, trường đã tích cực tuyển dụng giảng viên, viên chức và lao động về công tác tại trường và kiêm nhiệm công tác tại bệnh viện trường Đại học Y Hải Phòng. Tính đến tháng 7/2009 tổng số cán bộ viên chức cơ hữu là 267 người trong đó giảng viên là 188 người. Số giảng viên có trình độ trên và sau đại học là 110 người (chiếm 58,5%). Giai đoạn này Trường có 11 phòng ban chức năng; 34 bộ môn, 1 khoa Điều dưỡng với 4 bộ môn trực thuộc (Điều dưỡng cơ bản, Điều dưỡng người lớn, Điều dưỡng trẻ em, Điều dưỡng cộng đồng), 06 đơn vị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (Trung tâm Y học thể thao - phục hồi chức năng, Trung tâm Thông tin và thư viện, Trung tâm huấn luyện kỹ năng y khoa, Labo trung tâm, Trung tâm nghiên cứu y học cộng đồng, Trung tâm đào tạo thường xuyên) và Bệnh viện thực hành với quy mô hiện đại 150 giường.
Ngày 5/10/2009 Bộ Y tế đã có Quyết định số 3725/QĐ-BYT thành lập 2 Khoa:
Khoa Răng hàm mặt  với 6 bộ môn trực thuộc ( Nha khoa cơ sở; XQ răng hàm mặt; Chữa răng nội nha; Nhổ răng và phẫu thuật trong miệng-Nha chu; Phục hình-chỉnh hình và Phẫu thuật hàm mặt). Trưởng Khoa: PGS.TS. Phạm Văn Liệu;
- Khoa Y tế công cộng  với 5 bộ môn trực thuộc (Sức khỏe môi trường; Sức khỏe nghề nghiệp; Dinh dưỡng và ATTP; Dịch tễ học và Y học xã hội). Trưởng Khoa: PGS.TS. Phạm Văn Hán.
Ngày 02/11/2011 Khoa Dược học được thành lập với 6 bộ môn và 3 đơn vị trực thuộc (BM Dược lý; Quản lý và Kinh tế Dược; Thực hành Dược; Hóa dược và kiểm nghiệm; Thực vật và dược liệu; Bào chế và Sinh dược học; Văn phòng Khoa; Đơn vị điều phối và phát triển chương trình đào tạo và Trung tâm Thông tin thuốc). Trưởng khoa: PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng.
Ngày 28/6/2012 Khoa Kỹ thuật y học được thành lập với 5 bộ môn và 1 đơn vị trực thuộc ( Kỹ thuật Hóa sinh lâm sàng; Kỹ thuật Vi sinh- Ký sinh trùng lâm sàng; Kỹ thuật Huyết học-Truyền máu lâm sàng; Kỹ thuật sinh học phân tử lâm sàng; Kỹ thuật Giải phẫu bệnh lâm sàng và Văn phòng Khoa). Trưởng khoa: ThS. BSCK2 Trần Hoài Nam.
Đến tháng 11/2013,  Ban Giám hiệu có 4 đồng chí: Hiệu trưởng GS.TS.Phạm Văn Thức; các phó hiệu trưởng là: PGS.TS Phạm Văn Hán; PGS.TS. Trần Quang Phục và PGS.TS.Phạm Văn Liệu. Trường có 54 đơn vị trực thuộc gồm: 5 khoa (với 29 bộ môn và đơn vị trực thuộc khoa), 9 phòng, 2 Ban, 3 Trung tâm, 34 bộ môn và 1 Bệnh viện thực hành.
Đảng bộ nhà trường trước đây trực thuộc Đảng bộ quận Ngô Quyền. Tại Quyết định số 627-QĐ/TU ngày 18/12/2007, Thành uỷ Hải Phòng đã chuyển Đảng bộ về trực thuộc Thành uỷ, đánh dấu một bước phát triển mới về chất của Đảng bộ. Đến tháng 11/2013, Đảng bộ có 508 đảng viên sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Trong đó có 14 chi bộ cán bộ viên chức và 19 chi bộ sinh viên, hàng năm Đảng bộ đều được công nhận Đảng bộ “Trong sạch vững mạnh”. Trung bình mỗi năm Đảng bộ kết nạp 28 đến 30 đảng viên mới.
Công Đoàn trường từ năm 2002 đến 2005: là Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố với hơn 197 đoàn viên do đ/c Đào Thị Lan là Chủ tịch công đoàn. Từ 27/6/2005 là Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Y tế Việt Nam (theo QĐ số 208/QĐ-CĐYT của Công đoàn Y tế Việt Nam) do đ/c Trần Thị Thanh là Chủ tịch công đoàn. Đến 6/2008 Công đoàn Trường có 289 đoàn viên và đến 3/2009 là hơn 342 đoàn viên với 12 tổ công đoàn bộ phận và 41 Tổ công đoàn. Số đoàn viên nữ là: 208. Nhiệm kỳ 2010-2013 đ/c Nguyễn Thị Ánh Tuyết là Chủ tịch và nhiệm kỳ 2013-2017 đ/c Vũ Sỹ Khảng là chủ tịch.
Nhiều năm liền cán bộ đoàn viên công đoàn đã tích cực tham gia các phong trào của ngành Y tế, thành phố và nhà trường. Công đoàn đẩy mạnh phong trào thi đua bình giảng trong giảng viên các bộ môn. Đẩy mạnh phong trào phụ nữ "giỏi việc nước, đảm việc nhà". Nhiều chị em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, giảng dạy và cũng đảm đang trong cuộc sống gia đình. Nhiều năm liền Công đoàn được công nhận Công đoàn vững mạnh. Năm 2003 Công đoàn Trường được Công đoàn ngành y tế Việt nam công nhận là Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc. Năm 2005 được tặng Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Nhiều tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Công đoàn Ngành Y tế và Liên đoàn lao động thành phố.
Đoàn TNCS. Hồ Chí Minh nhà trường trực thuộc Thành đoàn Hải Phòng. Hội sinh viên trực thuộc Hội sinh viên thành phố. Cán bộ, đoàn viên thanh niên, sinh viên nhà trường đã phát huy tốt vai trò xung kích trên các mặt trận học tập, nghiên cứu khoa học và xung kích vì cộng đồng.
Hội Chữ thập đỏ nhà trường trực thuộc Hội CTĐ thành phố. Nhiều năm qua từ năm 1999 đến năm 2013 Hội đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hiến máu tình nguyện... với số tiền ủng hộ hàng năm từ vài chục triệu đến hơn trăm triệu đồng.






 

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm và làm việc tại trường năm 1999



TS. Nguyễn Hữu Chỉnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Y Hải Phòng


PGS.TS. Trần Thị Trung Chiến - Bộ trưởng Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm PGS.TS. Phạm Văn Thức giữ chức vụ Hiệu trưởng năm 2007


BCH Đảng bộ trường khóa XIV nhiệm kỳ 2010 - 2015


BCH Công đoàn trường lần thứ XVI nhiệm kỳ 2012 - 2015
 
2. Công tác tuyển sinh, đào tạo đại học 

Năm 2005 – 2006, Bộ Y tế và Bộ giáo dục đào tạo quyết định cho trường được đào tạo thêm:
      - Cử nhân Điều dưỡng.
      - Cử nhân Điều dưỡng vừa học vừa làm.
     Năm học 2007-2008 Trường được 2 Bộ cho phép đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng.
     Từ năm 2009, Trường được phép đào tạo thêm 02 chuyên ngành mới: Bác sĩ Răng Hàm Mặt và Cử nhân kỹ thuật Y học.
Từ tháng 11/2011, Trường được tuyển sinh đào tạo hệ Dược sỹ đại học, nâng tổng số chuyên ngành đào tạo đại học lên 8 chuyên ngành (Bác sĩ đa khoa; BS Y học dự phòng; BS Răng hàm mặt; BS đa khoa 4 năm; Cử nhân Điều dưỡng; Cử nhân Điều dưỡng vừa học vừa làm; Cử nhân kỹ thuật y học và Dược sĩ đại học).
     Các năm học từ năm 2009 đến 2013, Trường đã làm tốt khâu tuyển sinh đại học, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tỷ lệ thí sinh dự thi hàng năm đạt 75- 80% so với số thí sinh đăng ký. Điểm chuẩn vào Trường luôn ở tốp cao so với các trường đại học trong thành phố và cả nước.
     Nội dung và chương trình đào tạo được thực hiện theo khung chương trình giảng dạy cho các đối tượng đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế quy định. Nội dung đào tạo đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các khối kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
    Các bộ môn đã áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên các bộ môn tham gia Dự án Hà Lan, các dự án trong nước và quốc tế để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các giảng viên đã bồi dưỡng cho sinh viên ý thức tự giác học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành, kỹ năng ra quyết định-giải quyết vấn đề.
    Công tác kết hợp Viện - Trường trong đào tạo được thực hiện tốt, đảm bảo cho sinh viên có cơ sở tốt để học tập, rèn luyện kỹ năng tay nghề.
    Công tác lượng giá kết quả học tập, nhà trường đã thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; các khâu ra đề được cải tiến: ra đề theo hình thức trắc nghiệm, thi viết cải tiến bốc thăm câu hỏi thi ngẫu nhiên; công tác coi thi, chấm thi đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá khách quan chất lượng sinh viên.
     Từ 1999 đến 2014 Trường đã có 34 khóa sinh viên dài hạn, 29 khóa chuyên tu, 8 khóa Cử nhân Điều dưỡng tại chức, 9 khóa Cử nhân Điều dưỡng chính quy và 5 khóa Cử nhân kỹ thuật y học tốt nghiệp.

NGND.GS.TS. Phạm Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trao giấy khen cho tân thủ khoa


Vinh danh Bác sĩ Nội trú tại Văn miếu Quốc tử giám





 
3. Công tác đào tạo Sau đại học:

Trước năm 1999 tr­ường kết hợp với  trường đại học Y Hà Nội đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I bao gồm các chuyên ngành: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Y tế công cộng, Truyền nhiễm, Lao và bệnh phổi  (mã số của trường Đại học Y Hà Nội) và đã đào tạo được 6 khoá với 419 BSCKI.
Năm 1999: Chỉ có 4 mã ngành đào tạo BSCKI: Nội, Ngoại, Sản, Nhi
- Năm 2003 thêm 2 mã ngành:  BSCKI (Y tế công cộng), Chẩn đoán hình ảnh
- Năm 2004: Thêm 3 mã ngành đào tạo: BS chuyên khoa cấp I  (Y học cổ truyền, Lao và bệnh phổi), Thạc sĩ Y tế công cộng
- Năm 2007 có thêm 5 mã ngành đào tạo: BSCKII (Nội hô hấp,Ngoại chấn thương chỉnh hình,sản phụ khoa), Thạc sĩ (Nội và Nhi khoa)
- Năm 2008 có thêm 7 mã ngành đào tạo: BSCKII (Nội tim mạch, Ngoại tiêu hóa, Nhi thận – tiết niệu, QLYT), BSNT bệnh viện (Nội, nhi), BSCKI Chuyên ngành Răng hàm mặt
- Năm  2009 có thêm 3 mã ngành đào tạo: BSNT bệnh viện (chuyên ngành Ngoại khoa), BSCKI (Mắt, Hóa sinh)
- Năm 2010: Có thêm 1 mã ngành đào tạo BSCKI chuyên ngành Tai mũi họng
- Năm 2011 có thêm 4 chuyên ngành đào tạo: BSCKII (Nhi Hô Hấp), BSCKI (Ung bướu, Tâm thần), Thạc sĩ chuyên ngành Y học biển
- Năm 2012 có thêm 4 mã ngành đào tạo:  BSCKII (Nội khoa, Nhi khoa, Ngoại khoa), Tiến sĩ chuyên ngành Y tế công cộng
      Kế hoạch giảng dạy sau đại học được  nhà trường đảm bảo đúng thời gian quy định. Các học viên được học tập, nghiên cứu, trên lý thuyết cũng như thực hành được đảm bảo đúng tiến độ đề ra, quá trình viết Luận văn và thông qua đề cương bảo vệ đúng thời gian và quy định
          Tổ chức cho các lớp thi và bảo vệ luận văn tốt nghiệp đúng kế hoạch và quy chế thi và kiểm tra của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế và các qui định của nhà trường.








 
4. Công tác nghiên cứu khoa học: 

     Phong trào NCKH luôn thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các giảng viên và sinh viên trong nhà trường.
    Lĩnh vực nghiên cứu đang thực hiện: Lâm sàng: đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh, ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị, sử dụng một số thuốc đặc hiệu trong điều trị từng bệnh chuyên khoa sâu.
    Y tế công cộng: nghiên cứu đặc điểm vệ sinh môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người dân tại cộng đồng, tổ chức hoạt động màng lưới y tế cơ sở, tình hình tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
    Các đề tài khối cơ sở, cơ bản: nghiên cứu phát triển thể lực, chức năng sinh lý cơ quan, ứng dụng tin học trong quản lý, nghiên cứu khoa học, đánh giá đào tạo.
    Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng, quy mô, cấp quản lý và phạm vi ứng dụng. Nhiều đề tài nghiên cứu đã được sử dụng cho công tác đào tạo đại học và sau đại học.
      Năm học 2012- 2013: Trường triển khai 4 đề tài cấp nhà nước, nghị định thư; 03 đề tài cấp Bộ; 02 đề tài cấp Thành phố; xét duyệt đề cương và cấp kinh phí cho hàng trăm đề tài cấp cơ sở
          Hội nghị KHCN tuổi trẻ được tổ chức 2 năm 1 lần vào năm lẻ, thu hút trung bình 45-50 đề tài của giảng viên trẻ và sinh viên hàng năm, trong đó có nhiều đề tài tham gia Hội nghị Khoa học Trẻ toàn quốc Ngành Y Dược và đạt nhiều giải cao.
       Tháng 11 năm 2007, trường tổ chức thành công hội nghị Khoa học liên Viện – Trường: 34 báo cáo tham dự trong đó có 2 báo cáo quốc tế.
+ 3/2013, Tổ chức thành công Hội nghị cập nhật và phòng chống độc
+ 9/2013, Tổ chức Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 13 ACCP
+ Hội nghị khoa học tuổi trẻ năm 2014 tổ chức tại Học viện Quân Y với 8 đề tài tham gia trong đó có 1 giải nhất, 3 giải nhì và 3 giải ba.
   Với sự nỗ lực phấn đấu liên tục trong hoạt động nghiên cứu khoa học, trường đã có 23 thầy cô hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng Huy chương "Vì thế hệ trẻ", 8 cán bộ giảng viên của Trường được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.
    Từ năm 2009 Trường được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cho phép thành lập Hội đồng chức danh Giáo sư cấp cơ sở. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các ứng viên là giảng viên của nhà trường có đủ tiêu chuẩn chức danh đăng ký xét công nhận chức danh Giáo sư, phó giáo sư.
  Tính đến 10/2014 Hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở Trường đã xét duyệt 47 hồ sơ ứng viên (trong đó 16 ứng viên là giảng viên nhà trường), được công nhận chức danh là 44 người (trong đó có 02 Giáo sư, 42 phó giáo sư).
 
 5. Hợp tác quốc tế 

Trường tiếp tục phát huy mối quan hệ tốt đẹp với Tổ chức Y tế thế giới và với các trường đại học có sử dụng tiếng Pháp. Hợp tác với các trường Đại học Rouen, Marseill, Bordeaux, Brest và Paris (Pháp) hàng năm gửi sinh viên và cán bộ giáo viên tu nghiệp tại Pháp.
Năm 2007, Đại học Pari 6 đã hoàn thành chương trình đào tạo cho 1 tiến sỹ chuyên ngành Y tế công cộng, là giảng viên của trường Đại học Y Hải Phòng và bảo vệ luận án thành công đạt loại xuất sắc.
Đại học Pari 7 tiếp nhận 01 cán bộ giảng dạy chuyên ngành Dị ứng- miễn dịch của trường ĐH Y Hải Phòng đang làm nghiên cứu sinh năm thứ 2 tại Labo trung tâm của trường.
Trường ký kết hợp tác song phương với các trường Đại học Pari 5, Đại học Pari 12, Đại học Y Tây Brest về đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị khoa học liên viện trường.
Trường tiếp tục hợp tác giai đoạn 2 với Đại học Y Maaschtrit Hà Lan về giảng dạy lâm sàng (Bedside teaching) và giảng dạy tiền lâm sàng (Skillslab).
          Năm 2008 trường mở rộng hợp tác với Đại học Trung Y Quảng Tây (Trung Quốc) liên kết đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền tại Việt Nam và Trung Quốc,
 Trường hợp tác với Đại học Bermingham Alabama (Mỹ), 01 sinh viên  đang nghiên cứu học tập tại Trường Đại học Y Hải Phòng.
Tháng 5/2008 Trường hợp tác Đại học Semmelweis (Hungary) đào tạo điều dưỡng viên.
Trường hợp tác với Đại học Răng Hàm Mặt của Đại học tổng hợp Seoul Hàn Quốc, đã mở 2 hội nghị nghiên cứu khoa học được tổ chức tại Hải Phòng và Seoul, hợp tác với trường Đại học Nha khoa, Đại học Okayama, Nhật Bản và trường Okayama đã  hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ giảng dạy chuyên ngành Răng Hàm mặt của Đại học Y Hải Phòng.
Hợp tác với trường đại học Boston – Hoa kỳ, tháng 6/2008 các chuyên gia có uy tín sang Việt Nam, giảng dạy bên giường bệnh cho chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các bộ môn lâm sàng của trường.
Trường đặt quan hệ với trường đại học  Queensland – Australia về đạo tạo cử nhân điều dưỡng tại Việt Nam. Trường đã cử 2 cán bộ giảng dạy điều dưỡng sang học tập và tham gia chương trình hội thảo về đổi mới đào tạo điều dưỡng cho Việt Nam.
Hợp tác với trường đại học Kanazawa – Nhật Bản triển khai các kỹ thuật cao trong Labo trung tâm, đặc biệt kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ người bệnh.
Trong giai đoạn 2009 đến nay Trường tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với gần 70 tổ chức y tế và các trường đại học trên toàn thế giới về cả chiều sâu và chiều rộng. Bên cạnh các đối tác tại Pháp như Đại học Paris VII, Đại học Y Paris 12, Đại học Bordeaux 2, Hội phổi Pháp Việt, Trung tâm Canvilan de Vichy v.v…Các trường đại học tại Hoa Kỳ như Đại học Boston, Đại học Dược Sullivan, Đại học Y Havard, Tổ chức Fulbright v.v… Nhà trường cũng đã mở rộng hợp tác với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Singapore, Thái Lan, Thụy Điển, Phần Lan v.v… và đã bước đầu mang lại một số kết quả nhất định, hàng năm Nhà trường đều cử các đoàn công tác tới làm việc tại các trường đại học, tổ chức y tế đối tác cũng như tiếp đón đại biểu từ các tổ chức này.
Tháng 4 năm 2013, Trường phối hợp với Bệnh viện trẻ em Westmead và Đại học Sydney - Úc tổ chức lễ tốt nghiệp cho 8 học viên lớp Nhi khoa sau Đại học quốc tế (IPPC - International Postgraduate Pediatric Certificate) khóa II.
Tháng 6 năm 2013, Trường phối hợp cùng với Khoa Sức Khỏe Toàn Cầu, Trường Đại Học Washington tổ chức lễ cấp bằng tốt nghiệp cho 6 học viên khóa học “Quản lý lâm sàng HIV” (Clinical Management of HIV) khóa II.


 

PGS.TS. Phạm Văn Thức - Hiệu trưởng nhà trường ký hợp tác với Đại học Y Belarus


Đoàn cán bộ Nhật Bản thăm lớp thực tập tại trường

Tháng 12 năm 2013, đoàn cán bộ nhà trường, nòng cốt là nhóm nghiên cứu đề tài hợp tác  theo Nghị định thư do PGS.TS. Phạm Văn Hán, Phó Hiệu trưởng dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại một số trường Đại học Nhật Bản.
Ngoài ra trường còn tăng cường  hợp tác với các tổ chức với các nước ngoài như: Tổ chức Pathfinder của Hoa kỳ, Jica của Nhật Bản... Đặc biệt, Trường đã ký hợp tác đào tạo cùng cấp bằng Thạc sĩ Y tế công cộng và Thạc sĩ Nhi khoa với Viện Y học lâm sàng nhiệt đới ở Viên Chăn (Lào) thuộc hệ thống Francofone và trường Đại học Sydney (Úc).
Đến tháng 10/2014 nhà trường đã công nhận và phong tặng Giáo sư danh dự cho 06 Giáo sư nước ngoài (03 giáo sư của Nhật, 03 của Cộng hòa Pháp). Đồng thời có 02 Giáo sư của Trường được các trường Đại học nước ngoài phong tặng chức danh Giáo sư danh dự (GS.TS. Phạm Văn Thức – Giáo sư danh dự của trường Đại học tổng hợp Kanazawa và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng – Giáo sư danh dự của trường Đại học sydney - Úc


 
6. Xây dựng cơ sở vật chất
6.1 Trang thiết bị máy móc: 

Nhà trường đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị, máy móc cho các bộ môn phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học  và phục vụ bệnh nhân với số kinh phí hàng tỷ đồng như: máy chụp X quang tổng hợp cao tần; máy siêu âm màu; máy siêu âm ALOKA; máy nội soi ; hệ thống lưu trữ và xử lý hình ảnh kỹ thuật số cho kính hiển vi phẫu thuật Moller Hi-R900; ghế máy khám chữa răng; máy ghi điện não đồ; các máy xét nghiệm sinh hoá nhiều thông số, các mô hình học môn điều dưỡng v.v... Năm 2004 có gần 100 máy vi tính phục vụ giảng dạy môn Tin học; phục vụ việc tra cứu Internet trên mạng Thư viện điện tử; phục vụ công tác nghiệp vụ của các phòng, ban, bộ môn; hệ thống thông tin nội bộ được trang bị tốt; tổng đài 48 số hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của đơn vị.
Năm 2008, Trường đầu tư hàng tỷ đồng tiếp tục mua sắm tài sản cố định, trong đó có nhiều thiết bị máy móc kỹ thuật cao nhằm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh như: máy siêu âm màu, máy ghi điện não đồ, máy Lazer CO2, máy tán sỏi kỹ thuật cao, Labo sinh học di truyền, mô hình điều dưỡng… Hàng triệu đồng đầu tư mua máy tính, 70 triệu đồng mua máy photo phục vụ hoạt động của các phòng ban, bộ môn và việc học tập của sinh viên. Thời gian này toàn trường có hơn 200 máy vi tính các loại phục vụ giảng dạy Tin học, tra cứu thông tin và công tác nghiệp vụ.
Phòng thí nghiệm trung tâm: Labo sinh học; Hệ thống giải trình tự gen; Hệ thống phẫu thuật nội soi; Hệ thống tăng cường năng lực các bệnh lý di truyền trước sinh; Hệ thống chẩn đoán sự xáo trộn, mất đoạn, đứt đoạn trong đột biến gen; Hệ thống máy miễn dịch
Khoa Dược học với dự án ADB






 
6.2 Từ Phòng khám đa khoa đến Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng:
 

    Quá trình phát triển bệnh viện: Phòng khám đa khoa của trường hoạt động chính thức từ ngày 19/1/2004, do các PGS.TS và BS của trường phụ trách khám và điều trị: PGS.TS Nguyễn Hữu Chỉnh – Hiệu trưởng nhà trường , PGS.TS Nguyễn Khắc Sơn, PGS.TS Phạm Văn Thức, TS Phạm Văn Nhiên, TS Nguyễn Văn Mùi… Phòng khám hoạt động tốt đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của dân cư khu vực, tạo điều kiện thực hành tốt cho sinh viên và cải thiện đời sống cho cán bộ, bác sĩ.
Ngày 4/4/2007 theo quyết định số 1274/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Bệnh viện Trường Đại học Y Hải Phòng được thành lập trên cơ sở Phòng khám đa khoa của Trường Đại học Y Hải Phòng. Quyết định số 1362/QĐ-BYT ngày 24/5/2007 bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thức - Hiệu trưởng nhà trường kiêm giữ chức vụ Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Nguồn nhân lực của bệnh viện chủ yếu là các Giáo sư, Phó giáo sư, bác sĩ cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Y Hải Phòng. Ban giám hiệu quyết định bổ nhiệm 03 phó giám đốc bệnh viện là: TS Phạm Văn Liệu – Phó giám đốc phụ trách khối ngoại, TS Đỗ Thị Tính – Phó giám đốc phụ trách khối nội, TS Nguyễn Văn Mùi – Phó giám đốc phụ trách khối cận lâm sàng.
Hiện nay Ban giám đốc bệnh viện Trường gồm: PGS.TS Phạm văn Liệu- Giám đốc; PGS.TS. Phạm Văn Duyệt- Phó giám đốc; PGS.TS. nguyễn Văn Mùi-Phó giám đốc.
 Nhà trường đã đầu tư kinh phí để cải tạo và sửa chữa khu nhà 5 tầng thành khu bệnh viện mới hiện đại, sạch sẽ. Mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhằm ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị như siêu âm màu, điện tim, điện não, X-quang UIV, X -quang Panorama kỹ thuật số, nội soi tai mũi họng, nội soi tiêu hóa, nội soi tiết niệu, nội soi cổ tử cung chẩn đoán sàng lọc ung thư, ứng dụng PCR trong chẩn đoán định lượng vi rút HIV,viêm gan B, viêm gan C, theo dõi điều trị AIDS, chẩn đoán phát hiện sớm bệnh lao.
 Ứng dụng lazer, tia hồng ngoại vào điều trị, phẫu thuật Phaco trong nhãn khoa. Đặc biệt hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể với kỹ thuật cao, hiện đại, có hiệu quả cao trong công tác điều trị sỏi tiết niệu.
6.3. Khu trường mới khang trang hiện đại 

Khu nhà 7 tầng: Từ năm 1999, Nhà trường được Chính phủ giao cho 4,7 ha đất tại phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền HP để xây dựng mở rộng Trường. Với tổng mức đầu tư là trên 68 tỷ đồng. Trường đã triển khai xây dựng khối nhà chính 7 tầng – gồm Hội trường, văn phòng, phòng bộ môn, các phòng học và phòng thí nghiệm. Công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng năm 2006. Đến cuối năm 2008, hoàn thiện hệ thống cổng, vườn hoa trung tâm, vườn thực vật,khu nhà để xe cán bộ và sinh viên, tạo nên một khung cảnh gọn gàng, sạch đẹp trong trường.
Khu nhà mới 14 tầng: Năm 2008 Trường được Bộ Y tế phê duyệt “Dự án Đầu tư xây dựng mở rộng Trường” với qui mô: Nhà giảng dạy, đào tạo nghiên cứu khoa học 14 tầng, diện tích xây dựng 1400 m2, diện tích sàn 17300 m2.  Tổng mức đầu tư là 205,34 tỷ đồng bằng nguồn đầu tư phát triển NSNN và nguồn vốn tự huy động. Dự án được khởi công năm 2010, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014.  Hiện tại công trình đang được khẩn trương hoàn thiện để đưa vào sử dụng vào cuối năm 2014 để đáp ứng yêu cầu đào tạo chung của nhà trường. Sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng mục tiêu qui mô đào tạo 6000 sinh viên.
Khu giảng đường C 5 tầng: được nhà trường đầu tư xây dựng với diện tích 1000 m2, diện tích sàn 5000 m2 với tổng mức đầu tư là 30 tỷ đồng. Khởi công từ năm 2012 và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2013. Công trình đưa vào sử dụng đã giúp các bộ môn đảm bảo tốt kế hoạch giảng dạy lý thuyết, tạo điều kiện cho sinh viên học tập đạt kết quả tốt hơn.

 
6.4. Trung tâm thông tin -Thư viện trường Đại học Y Hải Phòng

Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Y Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban giám hiệu trường Đại học Y Hải Phòng, được thành lập theo quyết định số 87/QĐ-YHP ngày 10 tháng 04 năm 2006 trên cơ sở Thư viện trường Đại học Y Hải Phòng được tách ra từ phòng Vật tư -Trang thiết bị.
           Được sự chỉ đạo của Vụ Khoa học Đào tạo, Bộ Y tế , Trường Đại học Y Hải Phòng đã xây dựng đề án “ Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Thư viện giai đoạn 2001 - 2005”, với kinh phí phê duyệt 6,856 tỷ đồng.
Trung tâm có tổng diện tích trên 200 mvới 01 phòng đọc gần 150 chỗ ngồi, 01 phòng mượn với diện tích 24m2, 01 phòng Internet với 24 máy tính kết nối mạng tốc độ truy nhập cao và nhiều trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. Các phòng của Trung tâm đều được trang bị đủ hệ thống ánh sáng, trong đó phòng đọc và phòng máy có hệ thống điều hoà nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá trình sử dụng.
 Giai đoạn này, Trung tâm Thông tin thư viện có 3230 đầu sách các loại tương đương 23.863 cuốn sách. Trong 5 năm từ 2004 đến 2009 Trung tâm đã đầu từ khoảng gần 1 tỷ đồng cho việc mua sách và tài liệu mới phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu của cán bộ giảng viên và sinh viên.
Từ năm 2009 đến 2014, Trung tâm đã được đầu tư kinh phí bổ sung nhiều đầu sách. Tính đến tháng 8/2014 Trung tâm có 3.534 đầu sách các loại với tổng số 32.116 quyển.
Từ năm 2012 Trung tâm Thông tin & Thư viện được chuyển về Khu 7 tầng, với diện tích 250 m2, thuận tiện cho hoạt động giảng dạy và NCKH của cán bộ, giảng viên và sinh viên.
6.5. Khu giảng đường, phòng học tại các bệnh viện lớn trong thành phố.

Trường có cơ sở thực hành tại các bệnh viện lớn trong thành phố như Bệnh viện Việt Tiệp, Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện Trẻ em, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng.... Để đảm bảo việc giảng dạy lý thuyết và tăng cường các điều kiện làm việc các Bộ môn tại bệnh viện, trong thời gian này Trường đã đầu tư xây dựng các giảng đường, phòng học tại các bệnh viện với tổng diện tích sử dụng trên 2500m2. 
6.6. Khu ký túc xá: 
Khu ký túc xá gồm 2 khu nhà đáp ứng cho 400 sinh viên nội trú. Điều kiện sinh hoạt điện nước đầy đủ. Khu nhà ăn được xây dựng mới năm 2004 ngay sát khu ký túc thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của sinh viên.




 
6.7.  Dự án xin cấp đất mở rộng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tại cơ sở 2.

Để có quỹ đất đáp ứng qui mô đào tạo của Trường đến năm 2015 là 5000 sinh viên, năm 2020 khoảng 8000 sinh viên cần nhu cầu khoảng 20 ha. Trường đã lập hồ sơ xin ý kiến Bộ Y tế và đề nghị thành uỷ, UBND thành phố Hải Phòng xin cấp đất mở rộng trường.
Tháng 7/2011 Bộ Y tế đã có ý kiến chấp thuận và có văn bản đề nghị UBND thành phố Hải Phòng giải quyết. UBND thành phố Hải Phòng đã giới thiệu cho trường khu đất rộng 20ha tại phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, Hải Phòng.
IV. GIAI ĐOẠN TỪ 11/2013 ĐẾN NAY, TRƯỜNG ĐƯỢC ĐỔI TÊN THÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG:

Ngày 11/11/2013 tại Quyết định số 2153/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đổi tên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng thành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Để đáp ứng nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới, Trường đã triển khai tốt các nhiệm vụ sau:
 
1. Công tác tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên

 
      Ban Giám hiệu (gồm 4 người); các khoa, phòng, ban, trung tâm, bộ môn, và các đơn vị khác trực thuộc trường. Trong số các bộ môn, có 38 bộ môn trực thuộc khoa và 34 Bộ môn trực trường, 11 phòng, 2 Trung tâm (Trung tâm Khảo thí và QLCLGD; Trung tâm thông tin thư viện), 1 Bệnh viện hạng 2 và 2 Trung tâm trực thuộc khoa (Trung tâm Dược liệu biển thuộc khoa Dược; Trung tâm Kỹ năng y khoa thuộc khoa Điều dưỡng). Ngoài ra nhà trường có 11 Bệnh viện và Viện Y học biển là cơ sở thực hành trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, trong hệ thống các Bệnh viện thực hành của nhà trường. Đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện có 406 người, trong đó có 02 Giáo sư - Tiến sĩ (0,49%); 26 Phó giáo sư – Tiến sĩ (6,4%); 16 Tiến sĩ (3,94%); 2 Bác sĩ chuyên khoa II (0,49%); 3 Bác sĩ chuyên khoa I (0.74%); 205 Thạc sĩ  (50,49%) và 152 có trình độ Đại học (37,44%). Đội ngủ giảng viên kiêm chức tại các Bệnh viện, cơ sở thực hành của Trường là 301 người.
       
    
   Đảng bộ nhà trường:
       Trực thuộc Thành ủy Hải Phòng
       Đảng bộ hiện có 563 đảng viên sinh hoạt tại 39 chi bộ trực thuộc. Trong đó có 23 chi bộ cán bộ viên chức với 303 đảng viên (chiếm 53,82%); 16 chi bộ sinh viên với 260 đảng viên (chiếm 46,18 %).
      
       Công đoàn nhà trường: Công đoàn Trường có 23 khối Công đoàn bộ phận và 53 tổ công đoàn với 733 đoàn viên.
       Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Trực thuộc Thành Đoàn Hải Phòng. Hội sinh viên nhà trường trực thuộc Hội sinh viên thành phố. Đoàn viên thanh niên, sinh viên nhà trường luôn đi đầu, xung kích trong các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xung kích vì cộng đồng.
      Hội Chữ thập đỏ trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hải Phòng với nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động của Hội.
 
GS.TS. Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế trao Quyết định đổi tên trường

2. Công tác đào tạo đại học

      Tính đến năm học 2016-2017 trường đã tổ chức đào tạo với nhiều chương trình đào tạo (CTĐT) khác nhau trình độ đại học (12 CTĐT): Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Xét nghiệm y học, đào tạo liên thông chính quy (Y đa khoa, Dược học), liên thông vừa làm vừa học (Điều dưỡng, Xét nghiệm y học từ trung cấp lên đại học và từ cao đẳng lên đại học), 
Năm học 2017-2018 số sinh viên hệ chính quy đang theo học tại trường là 5210 sinh viên. Số lượng sinh viên chính quy đã tốt nghiệp từ năm 2013 đến 2017 là 4141, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp là trên 90%. 
3. Công tác đào tạo sau đại học
 Tính đến năm học 2016-2017 trường đã tổ chức đào tạo 41 chương trình đào tạo sau đại học: nội trú (04 CTĐT), bác sĩ chuyên khoa I (17 CTĐT), bác sĩ chuyên khoa II (11 CTĐT), thạc sĩ (05 CTĐT), tiến sĩ (04 CTĐT)
Năm học 2017-2018, số học viên sau đại học đang học tại trường là 601 học viên.

4. Công tác nghiên cứu khoa học

Số lượng đề tài các cấp đã và đang thực hiện trong 5 năm là 829 đề tài (5 đề tài cấp nhà nước: nghiệm thu 4 đề tài, đang triển khai 1 đề tài; 12 cấp đề tài cấp bộ, cấp thành phố: nghiệm thu 7 đề tài, đang triển khai 5 đề tài; 812 đề tài cấp cơ sở: nghiệm thu 812 đề tài), 943 bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước và 65 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế 
 
5. Hợp tác quốc tế

Trường đã tổ chức nhiều hội thảo quốc gia, được Bộ Y tế phê duyệt đăng cai tổ chức thành công 10 hội thảo quốc tế, trong đó có những hội nghị với quy mô lớn. Nhà trường đã xây dựng mạng lưới HTQT gồm 21 thành viên là giảng viên, cán bộ Khoa, Bộ môn, giai đoạn 2013-2017 Trường đã ký 26 văn bản hợp tác, liên kết đào tạo và trao đổi học thuật với nước ngoài, thiết lập quan hệ với 75 trường đại học và tổ chức giáo dục quốc tế.
V. THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG 

1. Lần đầu tiên, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng chủ trì 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước theo Nghị định thư, mở ra một hướng đi đúng đắn, tích cực và phát triển về gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và hợp tác quốc tế.
2. GS.TS. Phạm Văn Thức - Hiệu trưởng nhà trường được phong tặng danh hiệu Viện sĩ Viện y học quốc gia Pháp. Thành lập Hội đồng chức danh Giáo sư cấp cơ sở góp phần nâng tầm phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường. GS.TS. Phạm Văn Thức được bầu làm thành viên của Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Y.
3. Tuyển sinh hệ đào tạo Dược sỹ Đại học, mở đường cho sự phát triển của một ngành khoa học mới, hướng tới đại học đa ngành, đa lĩnh vực của một Trường Đại học Y - Dược.
4. Tuyển sinh đào tạo Nghiên cứu sinh Y tế công cộng, Nhi Khoa và Thạc sỹ Y học Biển, tham gia đào tạo Thạc sỹ YTCC Quốc tế bằng tiếng Anh.
5. Một số sự kiện hợp tác quốc tế có thay đổi về chất:
- Nhận bằng giáo sự danh dự của Nhật, Úc (GS.TS. Phạm Văn Thức, PGS. TS Nguyễn Ngọc Sáng).
- Trao bằng giáo sư danh dự và bằng khen cho các đơn vị quốc tế có nhiều đóng góp với Trường (PI, IFMT, Kanazawa), tổ chức thành công Hội nghị Năng lực sức khỏe châu Á lần thứ IV, Hội nghị tiếp cận ngoại khoa và cập nhật về Ung thư
6. Hoàn thành khu giảng đường 14 tầng trong bối cảnh điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn và ngân sách còn hạn hẹp.
7. Xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm hệ thống “Đại học thông minh” trong công tác quản lý đào tạo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tăng cường hiệu quả công tác quản lý và lập kế hoạch công tác, triển khai sử dụng email công vụ.
8. Lãnh đạo của Nhà trường tích cực tham gia đóng góp và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội của Thành phố (GS.TS. Phạm Văn Thức là Thành ủy viên, Ủy viên Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng). Hội Chữ thập đỏ Trường được Thành hội Chữ thập ở Thành phố đánh giá là đơn vị  đi đầu trong các hoạt động hiến máu nhân đạo, ủng hộ từ thiện và tuổi trẻ tình nguyện.
9. Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng thành lập và đưa vào hoạt động các Trung tâm Khoa học - công nghệ mới áp dụng trong chẩn đoán và điều trị có hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của nhà trường trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
10. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giảng viên, viên chức và lao động.
 

        

 
 
 
 







    

 
     

      
 
 

 
 
T
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn