06:39 +07 Thứ năm, 25/04/2024

MENU

Liên Kết

Trang nhất » Tin Tức » CÁC KHOA » Khoa Dược học » Giới thiệu về Khoa

Trung tâm Nghiên cứu dược liệu biển (Center for Marine Pharmacognosy)

Thứ tư - 22/04/2015 16:57
Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Hải Phòng có Quyết định số 244/QĐ-YHP về viêc thành lập Trung tâm Nghiên cứu dược liệu biển.
 

      PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Trung tâm
 
      Trung tâm Nghiên cứu dược liệu biển thuộc khoa Dược học, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là đơn vị nghiên cứu khoa học, phục vụ đào tạo. Trung tâm được đặt tại tầng 3 nhà C - 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Quyền, Hải Phòng. Trung tâm Nghiên cứu dược liệu biển do PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - Phụ trách, Trung tâm  được thành ngày 21 tháng 4 năm 2015, theo Quyết định số 244/QĐ-YHP của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
GIỚI THIỆU
           Biển và đại dương chiếm 71% bề mặt trái đất, chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật khổng lồ với gần 500.000 loài động, thực vật và vi sinh vật (riêng biển Việt Nam đã xác định có > 11.000 loài). Môi trường sinh thái biển với những đặc thù riêng đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về sinh học, hoá học và hoạt tính sinh học. Các hợp chất tách chiết từ sinh vật biển có nhiều hoạt tính sinh học phong phú như kháng nấm, kháng khuẩn, kháng sinh, chống sốt rét, chống ung thư, kìm hãm HIV, điều biến miễn dịch, dầu gan cá thu giàu vitamin A và vitamin D3, các loại rong, thạch, chitosan đặc biệt là chủng vi sinh vật Cephalosporium acremonium lấy ở các nước biển địa Trung Hải là nguồn sinh tổng hợp Cephalosporin và các nguyên liệu này đã phát triển thành nhóm kháng sinh quan trọng nhất hiện nay, Cephalosporin bán tổng hợp thế hệ 1,2,3 và 4 có tác dụng điều trị các các bệnh nhiễm khuẩn nặng và các vi khuẩn đã kháng lại các penicillin.... cho thấy tiềm năng lớn về nguồn dược liệu và các chất có hoạt tính sinh học cao từ biển.
           Từ nhiều thế kỷ trước, cả các nước phương Đông và phương Tây mới chú ý đến việc khai thác nguồn dược liệu trên cạn, có rất ít dược liệu biển được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Với tiềm năng không kém nguồn dược liệu trên cạn, việc khai thác dược liệu biển đã được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm khoảng vài chục năm gần đây, nổi bật là Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, nhiều thế hệ thuốc điều trị bệnh mới có nguồn gốc từ sinh vật biển đã có mặt trên thị trường, như thuốc kháng virut Ara-A (Aczylorit), thuốc điều trị ung thư Ara-C (Cytabin) chiết tách từ loài hải miên Crytotethya cryta, thuốc kháng sinh Phycocrythin có nguồn gốc từ tảo đỏ, KRN 700 – sản phẩm tổng hợp dẫn xuất Agelasphin trên cơ sở cấu trúc mô phỏng của hoạt chất tách từ loài hải miên Agelas mauritiamus, là thuốc chống ung thư thế hệ mới (Natori 2000). Hướng nghiên cứu công nghệ chiết xuất, phân lập hoạt chất từ các dược liệu biển có trữ lượng lớn như rong biển, các loại hải sản và phế thải của công nghiệp chế biến hải sản cũng đang rất được quan tâm, trong số đó phải kể đến công nghệ chiết xuất và phân lập nhóm hoạt chất lipit, có mặt trong hầu hết thực vật và động vật biển với hoạt tính sinh học cao hay các polysaccharid (fucoidan) từ tảo biển.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với hơn 3000 km bờ biển, diện tích 1 triệu km2, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mật độ cửa sông dày đặc – điều kiện tốt cho hệ sinh vật phát triển  đa dạng về chủng loại và giàu về trữ lượng. Theo kết quả điều tra đã thống kê, đến nay đã phát hiện được ở vùng biển Việt Nam khoảng 10 ngàn loài động, thực vật. Các nghiên cứu đã chứng minh nguồn lợi hải sản Việt Nam phong phú đa dạng bao gồm khoảng trên 2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loài tảo, 5 loài rùa, 12 loài rắn biển... trong đó nhóm sinh vật có độc tố (cá độc, rắn biển, xoang tràng...) hoặc có chất hoạt tính sinh học tiềm năng (hải miên, san hô mềm...) rất phong phú. Tuy nhiên, Việt Nam chú trọng phát triển kinh tế biển hướng những loài có giá trị thực phẩm, tới xuất khẩu hải sản, trong khi một số lượng lớn cá tạp (chiếm 50-60% số lượng cá khai thác) và phế thải của công nghiệp chế biến hải sản – nguồn cung cấp hoạt chất axit béo đa nối đôi (hiện vẫn phải nhập ngoại dưới dạng thuốc), chưa được quan tâm. Với thực trạng diện tích rừng ngày càng thu hẹp, cơ hội tìm ra thuốc mới từ các sinh vật trên mặt đất càng giảm đi, trong khi nguồn tài nguyên dường như vô tận từ biển chưa được đánh giá và khai thác phục vụ đúng mức.
        Trong quá trình hợp tác giữa Trường đại học Y Dược Hải Phòng với Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu về dược liệu và dược liệu biển, Trường đại học Y Dược Hải Phòng nhận thấy sự cần thiết và tính khả thi để xây dựng một đơn vị nghiên cứu và giảng dạy về dược liệu biển. Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Biển được chính thức thành lập năm 2015, trực thuộc Khoa Dược học Trường đại học Y Dược Hải Phòng.
Vị trí pháp lý:
        Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Biển là đơn vị thuộc Khoa Dược học Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm do Hiệu trưởng quy định và thực hiện theo quy định của Pháp luật.
Chức năng :
Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Biển (Center for Marine Pharmacognosy, viết tắt là CEMP) được thành lập và hoạt động để phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cộng nghệ, triển khai các hoạt động có liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về dược liệu có nguồn gốc từ biển để đưa vào thực tiễn.
Nhiệm vụ :
        - Lập kế hoạch, triển khai thực hiện các điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nguồn dược liệu biển phục vụ phát triển thuốc.
        - Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nghiên cứu phát triển thuốc từ nguồn dược liệu biển.
        - Phát triển và thực hiện chương trình đào tạo về Dược liệu biển cho sinh viên Dược của Trường đại học Y Dược Hải Phòng.
        - Tham gia đào tạo, phục vụ đào tạo, gắn với hoạt động khoa học công nghệ và các hoạt động khác của nhà trường.
Cơ cấu  tổ chức, gôm cán bộ kiêm nhiệm từ các đơn vị:
          Ban lãnh đạo gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc
        1. Giám đốc: PGS.TS Nguyễn Văn Hùng
        2. Phó giám đốc: PGS.TS Đàm Đức Tiến, Viện Tài nguyên và Môi trưởng Biển, Giảng viên kiêm chức
        3. Phó giám đốc: PGS.TS Phương Thiện Thương, Viện Dược liệu,Giảng viên kiêm chức
        4. Phó giám đốc: TS Bạch Thị Như Quỳnh, Khoa kỹ thuật Y học
Đội ngũ nghiên cứu viên nòng cốt
        1. TS. Cao Đức Tuấn, Khoa dược
        2. TS.DS Ngô Thị Quỳnh Mai, Khoa dược
        3. TS.DS Phạm Thị Anh, Khoa dược
        4. TS.BS Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoa Y học cổ truyền
        5. TS.BS Nguyễn Thị Thu Phương, chuyên ngành Dược lý, Khoa dược 
        6. Ths.DS Đinh Thị Quyên, chuyên ngành Dược liệu, Khoa dược
        7. Ths.DS Nguyễn Thị Dung, chuyên ngành Dược liệu, Khoa dược
        8. Ths.DS Ninh Thị Kim Thu, chuyên ngành Bào chế, Khoa dược
Các đối tác chính
       Trường Đại học Y Dược Hải Phòng hợp tác với Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Vườn Quốc gia Cát Bà, các cơ sở nghiên cứu và dịch vụ trong và ngoài nước để triển khai và thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu.
Cơ sở vật chất hiện có
        - Trung tâm có trụ sở tại Tầng 3, Nhà C Trường đại học Y Dược Hải Phòng, số 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng
       - Trang thiết bị, máy móc của Khoa dược và Viện Dược liệu – Bộ Y tế, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo Bản ghi nhớ hợp tác giữa nhà trường và các Viện.
Kết quả hoạt động của Trung tâm.
       Đến tháng 10 năm 2019, Trung tâm đã thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:
       Xây dựng và giảng dạy môn Dược liệu biển cho sinh viên dược, với 2 tín chỉ, từ 2016
       Thực hiện 11 đề tài khoa học cấp cơ sở về Dược liệu biển
       Hướng dẫn cho 14 sinh viên dược làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về Dược liệu biển
       Năm 2019-2020: hướng dẫn 4 khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về Dược liệu biển
       Đang chủ trì thực hiện 1 Nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước về vi nấm biển
      Từ 10 đến 12 tháng 12 năm 2018: đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế về Phát triển thuốc từ Thảo dược và Dược liệu biển, hợp tác với Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Phong trào các nước đang phát triển và các nước không liên kết (NAM&NAM).
      

           





Hội nghị Quốc tế Nghiên cứu phát triển thuốc từ thảo dược và dược liệu biển 10-12 tháng 12 năm 2018

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn