03:46 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

MENU

Liên Kết

Trang nhất » Tin Tức » KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ » Giới thiệu chung

Giới thiệu về hoạt động Khoa học công nghệ trường Đại học Y Dược Hải Phòng giai đoạn 2012-2017

Thứ ba - 17/04/2018 08:45
Hoạt động khoa học và công nghệ, cùng với đào tạo là hai nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học. Nhận thức được tầm quan trọng này, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã có nhiều những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.
Đặc biệt trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2012 đến 2017), công tác nghiên cứu khoa học đã được chú trọng đầu tư một cách thoả đáng, cả về vật chất cũng như con người nhờ đó tạo được những chuyển biến rõ rệt. Nghiên cứu khoa học không chỉ là trách nhiệm, mà đã trở thành công việc tự giác của giảng viên.     
Kết quả: giai đoạn 2012-2017, Trường đã và đang thực hiện được 05 đề tài cấp Nhà nước, 07 đề tài cấp Bộ/Thành phố, 812 đề tài cấp cơ sở, nhiều sách chuyên khảo; giáo trình; bài giảng phục vụ công tác giảng dạy. Ngoài ra còn có 64 bài báo đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế; và 944 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
Với phương châm hoạt động gắn Nhà trường với Bệnh viện và xã hội, đồng thời từ những kết quả nghiên cứu sẽ tạo thêm chất liệu mới và nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng đào tạo; hoàn thiện giáo trình, bài giảng và thay đổi nội dung, chương trình các môn học bám sát với công việc thực tế của xã hội; tạo cơ chế thông thoáng giúp cán bộ, giảng viên và sinh viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn, trao đổi về nghiên cứu khoa học ở cấp trường cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Đồng thời, mở rộng hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ và sinh viên cũng được Nhà trường đặc biệt quan tâm như: tổ chức hội nghị, hội thảo  khoa học cho cán bộ trẻ và sinh viên nghiên cứu khoa học; thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm về nghiên cứu khoa học; giao lưu nghiên cứu khoa học với các trường bạn... Các đề tài nghiên cứu khoa học tuổi trẻ của cán bộ trẻ và sinh viên hàng năm luôn tăng cả về số lượng và chất lượng: Định kỳ cứ 2 năm trường tổ chức Hội nghị khoa học tuổi trẻ (năm 2011 có 48 đề tài; năm 2013 có 58 đề tài, năm 2015 có 82 đề tài). Có 15 cán bộ trẻ và sinh viên đã đạt giải thưởng tại các hội nghị khoa học tuổi trẻ Y dược toàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản phối hợp Bộ Y tế tổ chức trong năm 2012, 2014 và 2016.
Các sinh viên và cán bộ trẻ Trường ĐH Y Dược Hải Phòng đã hăng hái thi đua, nhiệt tình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Phát huy thành tích đã đạt được trong những năm trước đây. Kết quả và sản phẩm từ các đề tài  đạt được là các bảng số liệu, báo cáo phân tích và các bản kiến nghị kèm theo của từng đề tài tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực sau đây:
- Y học lâm sàng: đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh, ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị, sử dụng một số thuốc đặc hiệu trong điều trị từng bệnh chuyên khoa sâu.
-Y tế công cộng: nghiên cứu đặc điểm vệ sinh môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người dân tại cộng đồng, tổ chức hoạt động mạng lưới y tế cơ sở.
- Dược học: các đề tài nghiên cứu nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn hợp lý, phát triển lĩnh vực dược lâm sàng trong bệnh viện, nghiên cứu các nguyên liệu làm thuốc từ nguồn tự nhiên và dược liệu biển là một trong các mũi nhọn đang được quan tâm, ưu tiên.
- Các đề tài khối y học cơ sở, cơ bản và xã hội: nghiên cứu phát triển thể lực, chức năng sinh lý cơ quan, ứng dụng tin học trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu dược liệu, các loại thuốc….
Về xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ:
+ Trường có lực lượng cán bộ là GS, PGS, TS, ThS, BSCKII đang thực hành tại các cơ sở y tế lớn trên địa bàn, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu KHCN. Bên cạnh đó, Labo công nghệ cao của Trường cũng là một cơ sở tập trung nhằm phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực sinh học phân tử, di truyền...
+ Lực lượng cán bộ trẻ và các sinh viên trong trường rất nhiệt tình, hăng hái, say mê nghiên cứu khoa học.
+ Trường đã định ra hướng nghiên cứu có tầm chiến lược kết hợp và được vận dụng cụ thể đối với từng khoa, bộ môn trên cơ sở nhân lực và trang thiết bị hiện có nhằm phối hợp vừa nghiên cứu vừa giảng dạy.
- Về hoạt đông đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ: Hiện nay, trường đã triển khai đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Y tế công cộng, Nhi, Ngoại, Nội; cao học Y tế công cộng; Y học biển, cao học và nội trú Nội, Ngoại, Sản, Nhi; chương trình đào tạo BSCKII Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Y tế công cộng; chương trình CKI Nội , Ngoại, Sản, Nhi, RHM, TMH, YHCT, chẩn đoán hình ảnh, u bướu vv…
- Kết hợp Nghiên cứu khoa học với Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học: nhiều đề tài được xây dựng từ các quan hệ hợp tác (với Nhật bản, Đài Loan, Hoa Kỳ), nhiều nghiên cứu sinh, Thạc sỹ đang được học tập tại các nước này
Về các hoạt động khoa học công nghệ khác
- Thông tin khoa học công nghệ: trường có thư viện điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giảng dạy, sinh viên cập nhật các thông tin mới về khoa học công nghệ. Thư viện cũng hỗ trợ tích cực cho việc tìm kiếm tin bằng cách cung cấp các địa chỉ trang Web tìm kiếm thông tin y tế cho các độc giả và tìm kiếm tin theo yêu cầu. Hội đồng GS cơ sở của trường được thành lập hàng năm và hoạt động rất đều đặn.
- Trường đã tổ chức thành công các hội thảo, hội nghị Quốc tế và trong nước.
- Các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy và sinh viên đã báo cáo tại các Hội nghị chuyên ngành, Hội nghị khoa học của trường và đã được đăng trên tạp chí Y học thực hành ,Y học Việt Nam và một số tạp chí khác.
Về phương hướng NCKH giai đoạn 2018-2022:
Mục tiêu chung:
- Nghiên cứu và phát triển khoa học y dược học, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong đào tạo, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Nghiên cứu, phát triển chuyên ngành y học biển đảo, dược liệu biển, phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trên biển và nhân dân sống ở ven biển, hải đảo.
Mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường đầu tư từ ngân sách cho Hoạt động KH&CN theo qui định tại Nghị định 99/2014 của Chính phủ về đầu tư phát triển tiềm lực khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có việc phân bổ ngân sách cho KH&CN, hỗ trợ đăng báo trong nước và quốc tế....
- Thực hiện tốt Thông tư 47/2014-TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quĩ thời gian trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh Labo Sinh học phân tử của trường theo dự án đã được Bộ cấp kinh phí để nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu, đồng thời phục vụ tốt cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ở khu vực miền duyên hải.
- Hoàn thiện và đưa Trung tâm đánh giá tương đương sinh học vào hoạt động, tạo cơ sở kỹ thuật để phát triển các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực dược, sử dụng thuốc, phát triển thuốc mới và hợp tác quốc tế về thử nghiệm lâm sàng, gắn kết giữa y và dược
- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Khoa, Bộ môn. Các hoạt động phối hợp của các Bộ môn trong trường cần triển khai nhiều đề tài ở cấp cao hơn (cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp thành phố), đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng các đề tài NCKH, chú trọng nghiên cứu các đề tài mang tính đặc thù của khu vực miền duyên hải phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân khu vực, nghiên cứu về dược học biển, độc học biển....
- Tăng cường nghiên cứu về giáo dục Y học, đánh giá thực trạng lượng giá sinh viên, phát triển các chương trình, tài liệu dạy học, test lượng giá,.. khuyến khích giảng viên thực hiện các đề tài khoa học cấp cơ sở nhằm đánh giá, biên soạn lại tài liệu học tập, phương pháp lượng giá sinh viên, phản hồi của người học, người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo của trường.
- Tăng cường tìm kiếm các nguồn kinh phí của dự án trong và ngoài nước phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài về nghiên cứu khoa học:
+ Trong nước: Phối hợp với các trường Đại học Y, các Viện nghiên cứu, các bệnh viện trong cả nước tìm các dự án nghiên cứu mà trường có thể tham gia một phần hoặc toàn phần.
+ Ngoài nước: Chủ động ký hợp tác về nghiên cứu, đào tạo với các trường Đại học của Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc … và một số nước khác tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu và khả năng của mỗi Bộ môn trong trường.
Nội dung:
Đề tài cấp cơ sở:
- Duy trì số lượng đề tài cơ sở hàng năm: 100-150 đề tài.
- Nâng cao chất lượng các đề tài cơ sở.
Đề tài cấp Bộ / Thành Phố và cấp Nhà nước:
- Hoàn thành nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước đã triển khai
- Đăng ký thêm ít nhất 1 đề tài cấp Nhà nước mới.
- Hoàn thành nghiệm thu  đề tài cấp Bộ/Thành phố đã triển khai
- Đăng ký thêm ít nhất 3 đề tài cấp Bộ/Thành phố
Đăng báo các đề tài KHCN
- Đăng  tạp chí Y học thực hành các công trình NCKH của trường.
- Đăng 1 tạp chí Y học Việt Nam.
- Hỗ trợ kinh phí và thưởng cho các bài báo quốc tế.





Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn