Nguy hại với sức khỏe
Ngừng thở lúc ngủ dẫn tới buồn ngủ vào ban ngày người bệnh ngủ đột ngột ngoài ý muốn làm tăng nguy cơ tai nạn sinh hoạt, tai nạn nghề nghiệp và tai nạn giao thông (1). Hiện tượng ngừng thở khi ngủ đòi hỏi tim tăng cường hoạt động bù lại sự sụt giảm oxy máu là nguy cơ đưa đến tăng huyết áp hay làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp đã có ở người bệnh, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ (2).
Dấu hiệu cảnh báo?
Các triệu chứng và biểu hiện cảnh báo rối loạn khi ngủ thường được chính bệnh nhân hay người thân ghi nhận. Vấn đề ngừng thở khi ngủ cần được các bác sỹ chuyên khoa (tim mạch, hô hấp, nội tiết. tâm thần) chú ý tới do sự tồn tại kết hợp với các bệnh lý chuyên khoa và sự gia tăng các nguy cơ biến chứng nếu vấn đề này không được chẩn đoán và xử lý.
(*) Các dấu hiệu/bệnh gợi ý có kết hợp rối loạn ngưng thở khi ngủ:
+ Ngáy
+ Buồn ngủ vào ban ngày
+ Mệt khi ngủ dậy
+ Đau đầu vào buổi sáng
+ Ngáy và ngưng thở (ghi nhận bởi người trong gia đình)
+ Thức giấc, thở hổn hển vì ngạt thở khi đang ngủ
+ Mất ngủ, khó ngủ, thời gian ngủ ít (ngắn)
+ Rối loạn nhịp thức ngủ,
+ Ngủ rũ
+ Tính khí thất thường, trầm cảm hay kích thích
+ Giảm trí nhớ và sự tập trung
+ Thừa cân, tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh tim mạch khác…
Tần suất mắc ở các nước và tại châu Á?
Tại các nước có nền Y tế phát triển cao như Pháp, Mỹ, Nhật có khoảng 5-15% dân số có rối loạn ngừng thở khi ngủ trong đó tỷ lệ chưa được chẩn đoán và điều trị ước tính chiếm khoảng 80% [1]
Các nghiên cứu dịch tễ đa trung tâm về các rối loạn khi ngủ ước tính tần suất rối loạn ngưng thở lúc ngủ tại các nước
châu Á cao tương tự như tại các nước công nghiệp phát triển phương Tây [2],[3]
Làm thế nào để chẩn đoán?Để giảm thiểu và ngăn chặn các tác động nguy hại của tình trạng ngưng thở khi ngủ, việc phát hiện và chẩn đoán phải được thực hiện càng sớm càng tốt với thiết bị đa ký chức năng khi ngủ
(polysomnography). Các thiết bị này cho phép phát hiện các bất thường của giấc ngủ và mức độ ảnh hưởng.
Với sự giúp đỡ trang thiết bị kỹ thuật của Hội Phổi Pháp-Việt, Hội Phổi miền Tây nước Pháp, Tập đoàn khí hóa lỏng Air Liquid (Pháp), Trung tâm Chẩn đoán và Điều trị bệnh lý giấc ngủ Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
[2] Chest 2004, 125(1):127–134 [3] Thorax 2005; 60(6):504–510 được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 12/4/2012. Ngoài việc chẩn đoán và xác định nguyên nhân của Hội chứng ngừng thở khi ngủ, trung tâm còn chẩn đoán, tư vấn và điều trị các rối loạn khác của giấc ngủ như mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ, ngủ rũ, hội chứng “chân không nghỉ” khi ngủ…
(Trong 1phút rưỡi có tới 4 quãng giảm thở kèm theo ngáy và sụt giảm oxy trong máu Tùy theo nguyên nhân được xác định mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Biện pháp điều trị được sử dụng rộng rãi nhất là hỗ trợ hô hấp trong khi ngủ với thiết bị giúp duy trì áp lực dương liên tục tại đường thở
(continuous positive airway pressure, C-PAP) ngăn ngừa sự lấp tắc đường hô hấp trên. Ngay sau đêm đầu tiên được hỗ trợ điều trị, người bệnh sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng trước đó. Tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung, ngủ gà, ngáy cải thiện hẳn thậm chí biến mất.
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: Trung tâm Chẩn đoán và Điều trị Bệnh lý giấc ngủ Số 225c Lạch Tray, Ngô Quyền, HP; ĐT: 031.3736285 - 0904305939 Liên quan Hô hấp, Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Chuyển hóa Hội chứng ngưng thở lúc ngủ được công nhận là một nguyên nhân của tăng huyết áp.4 Không điều trị, hội chứng ngưng thở lúc ngủ làm các biến chứng tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ dễ xuất hiện.5
Tồn tại một vòng xoắn bệnh lý thực sự trong quan hệ giữa hội chứng ngừng thở lúc ngủ với bệnh tiểu đường, thừa cân và hội chứng chuyển hóa.6
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn từ website Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là vi phạm bản quyền.