20:52 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

MENU

Liên Kết

Trang nhất » Tin Tức » TIN TỨC - SỰ KIỆN

Báo cáo Hội nghị Nhi khoa khu vực duyên hải phía Bắc

Thứ năm - 28/11/2019 15:43
      Ngày 9/11/2019 vừa qua, Hội Nhi khoa Hải Phòng phối hợp với trường Đại học Y Dược Hải phòng tổ chức Hội nghị khoa học “Nhi khoa khu vực duyên hải phía Bắc”. Hội nghị có sự tham dự của các bác sĩ và giảng viên trong lĩnh vực nhi khoa từ các trường Đại học y và các bệnh viện có chuyên khoa nhi của các tỉnh duyên hải phía Bắc như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Thái Nguyên, bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh,…
 
      Hội nghị cập nhật nhiều kiến thức khoa học liên quan đến chẩn đoán, điều trị và những ứng dụng mới trong điều trị tại các bệnh viện thuộc các tỉnh duyên hải phía Bắc đối với một số bệnh lý như Thalassemia, loạn sản phế quản phổi, bệnh màng trong, viêm khớp tự phát, viêm tiểu phế quản cấp,… Một trong những chủ đề được hội thảo quan tâm là ứng dụng axit amin trong thúc đẩy tăng cường dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt các nghiên cứu mới về ứng dụng axit amin trong hỗ trợ dinh dưỡng trẻ em đã được các bác sĩ trao đổi và đưa ra những nhận định tích cực.
      Thúc đẩy tăng cường miễn dịch
      Axit amin là thành phần cơ bản cấu trúc nên protein (chất đạm) trong các sinh vật, tồn tại trong cơ thể người và phổ biến trong thực phẩm. Nhiều axit amin được phát hiện có giá trị dinh dưỡng.
      Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung Ương cập nhật kết quả nghiên cứu về việc sử dụng axit amin như lysine, cysteine, theanine, glutamate và glutamine trong lĩnh dinh dưỡng nhi khoa qua bài thuyết trình "Axit amin trong hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em".
      Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục cho biết cysteine, theanine và glutamine là những loại axit amin góp phần tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng. Cụ thể, cysteine và theanine khi được sử dụng kết hợp có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và đề kháng của trẻ em. Glutamine có khả năng hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch, nhất là ở trẻ em mắc các bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu.
      Hỗ trợ điều trị gãy xương
     Một trong những axit amin ứng dụng phổ biến trong chăm sóc dinh dưỡng trẻ em là lysine. Các vai trò điển hình của lysine đã được biết đến hiện nay là tham gia vào quá trình tổng hợp protein; sản xuất hormone, enzyme, kháng thể; hỗ trợ hấp thu canxi, giúp cho xương chắc khỏe, giảm lượng canxi thoát ra ngoài theo đường nước tiểu; tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng; ngăn chặn sự phát triển của các vết loét lạnh; tham gia quá trình sản xuất collagen và elastin...
      Bên cạnh đó, các nghiên cứu mới còn cho thấy lysine khi được dùng kết hợp với arginine có thể đẩy nhanh quá trình liền lại của xương bị gãy, hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân gãy xương chóng phục hồi.
      Hỗ trợ tiêu hóa thực phẩm và điều chỉnh lượng ăn vào
      Glutamate là một axit amin không thiết yếu có mặt phổ biến trong hầu hết các loại thực phẩm như thịt (heo, bò, gà...), hải sản (tôm, cua, mực...), rau củ quả (cà chua, bắp cải, nấm, hành tây...)… Glutamate có thể hỗ trợ tiêu hóa thực phẩm thông qua việc gia tăng tiết nước bọt và tăng tiết dịch vị.
      Axit amin này có trong bột ngọt hay còn gọi là MSG (Monosodium L- glutamate), loại gia vị giúp mang lại vị umami hay còn gọi là vị ngon, vị ngọt thịt - góp phần giúp món ăn ngon hơn.
      Tính an toàn của glutamate dưới dạng gia vị bột ngọt được thẩm định bởi nhiều tổ chức y tế, sức khỏe như Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (JECFA), Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
      Tại hội thảo, Bác sĩ Tiến sĩ Lưu Thị Mỹ Thục đề cập đến những kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng của glutamate giúp làm tăng cảm nhận về cảm giác no. Cụ thể, các bữa ăn có chứa hàm lượng glutamate cao có thể giúp trẻ cảm nhận được cảm giác no tốt hơn, từ đó hỗ trợ điều chỉnh lượng ăn vào tốt hơn thông qua việc dừng ăn đúng lúc.
      Tiến sĩ Bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục chia sẻ thêm, các nghiên cứu ở những giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ cho thấy glutamate không truyền từ mẹ sang thai nhi, người mẹ sử dụng bột ngọt trong thời kỳ cho con bú không gây ra triệu chứng đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ. Đồng thời, glutamate chiếm hàm lượng cao vượt trội trong sữa mẹ, do đó  trẻ em đã tiếp nhận glutamate từ khi giai đoạn bú sữa mẹ. Phần lớn glutamate ăn vào ở trẻ em được chuyển hóa tại hệ tiêu hóa và trẻ em có thể chuyển hóa glutamate tương tự như người trưởng thành.
      Được biết, bột ngọt được giáo sư người Nhật - Kikunae Ikeda phát minh ra vào năm 1908, đưa đến sự ra đời của sản phẩm bột ngọt đầu tiên trên thế giới AJI-NO-MOTO (Tập đoàn Ajinomoto - Nhật Bản) vào năm 1909.





Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn